Người Đồng Tính Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Hay Không?

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên

Người đồng tính có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Theo quy định luật NVQS thì trường hợp người đồng tính không thuộc trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự.

Người Đồng Tính Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Hay Không?
Người Đồng Tính Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Hay Không?

Trường hợp giả định: Em là một người có ngoại hình khá ổn, chiều cao 1m75, nặng 60 kg, không có tiền án tiền sự trong gia đình. Em đang làm việc tại Sài Gòn, nhưng có một vấn đề nhỏ là em là người đồng tính (có tính cách nữ nhưng hình thể nam) và không biết có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? (giấy tờ của em vẫn ghi giới tính nam). Em đã nhận được giấy triệu tập đi khám sức khỏe gần đây. Vậy với trường hợp trên: Người đồng tính có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Giải Đáp Chi Tiết: Người Đồng Tính Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?

Theo Hiến pháp 2013, công dân có nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý là bảo vệ Tổ quốc. Công dân cũng phải tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nghĩa vụ quân sự không phân biệt giới tính, nam hay nữ đều có thể phục vụ tại ngũ.

Giải đáp chi tiết: Người đồng tính có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Giải đáp chi tiết: Người đồng tính có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Cụ thể hơn, Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định rằng:

  • Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải nhập ngũ trong Quân đội nhân dân.
  • Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể tự nguyện nhập ngũ trong thời bình nếu quân đội có nhu cầu. Nếu công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân, họ cũng có thể đăng ký nhập ngũ từ 18 tuổi trở lên.

Vậy là, pháp luật hiện nay không có quy định gì về việc người đồng tính có được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn là người đồng tính nhưng trên các giấy tờ nhân thân của bạn (căng cước công dân) vẫn ghi là giới tính Nam và bạn đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về nhập ngũ theo pháp luật thì bạn vẫn phải nhập ngũ.

Người Chuyển Giới Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Hay Không?

Người chuyển giới vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, người chuyển giới không thuộc diện được miễn hoặc hoãn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Điều này có nghĩa là khi đến tuổi, họ vẫn phải đăng ký và có thể được gọi nhập ngũ nếu không thuộc các trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ theo quy định của Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Dân quân tự vệ 2019.

Xem thêm: Hoãn khám nghĩa vụ quân sự

Không Chỉ Với Nghĩa Vụ Quân Sự Mà Là Luật Đảm Bảo Quyền Con Người

Theo LS Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, việc Quốc hội công nhận quyền chuyển giới là một bước tiến quan trọng, thể hiện sự thay đổi về cách nhìn nhận, cách làm luật ở Việt Nam.

“Trước đây, pháp luật cấm thực hiện việc chuyển giới đối với những người đã hoàn thiện về giới tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008, nhưng bây giờ chúng ta đã có tư duy mở hơn, cho phép chuyển giới tại Việt Nam.

Điều này phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam hiện nay khi xã hội đã có sự tiếp nhận, chấp nhận đối với cộng đồng những người đồng tính, chuyển giới… không còn sự phân biệt hay kỳ thị quá nghiêm ngặt như trước, LS Hậu bình luận.

LS Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn luật sư TP.HCM cũng bày tỏ sự đồng tình rằng chỉ khi ở trong hoàn cảnh của những người thuộc “giới tính thứ ba” thì mới có thể hiểu được tầm quan trọng của việc công nhận này. Quốc Hội đã thông qua Bộ luật dân sự (sửa đổi) ghi nhận quyền này là một điểm đáng chú ý”. 

Không chỉ với nghĩa vụ quân sự mà là luật đảm bảo quyền con người? Người đồng tính có phải đi nghĩa vụ quân sự
Không chỉ với nghĩa vụ quân sự mà là luật đảm bảo quyền con người – Người đồng tính có phải đi nghĩa vụ quân sự.

Xem thêm: Tu sĩ có đi nghĩa vụ quân sự

“Khi xây dựng Luật về chuyển giới, cần phải quy định một cách nghiêm ngặt về điều kiện, trình tự, thủ tục… chuyển giới. Để làm được điều này, cần có thời gian, khảo sát trên thực tế, điều kiện để nghiên cứu.Cần xem xét về điều kiện cơ sở, vật chất,  trình độ y khoa, của các cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam. Người yêu cầu chuyển giới cần phải được tư vấn về sức khỏe, về pháp lý, tâm lý trước khi thực hiện kỹ thuật này”, LS Nguyễn Văn Hậu nhận định.

Việc chuyển giới không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người chuyển mà còn liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý khác. Ví dụ, các giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, hộ chiếu, các giao dịch dân sự hay các quy định hành chính của nhà nước có thể bị mâu thuẫn hoặc khó thực hiện nếu người chuyển giới không được công nhận.

Do đó, cần có sự điều chỉnh và bổ sung các văn bản pháp luật để phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, cũng cần có những quy định rõ ràng cho trường hợp người chuyển giới ở nước ngoài, khi quay trở về Việt Nam có ngoại hình hoàn toàn khác so với trước khi chuyển giới. Điều này sẽ tránh gây khó khăn cho họ khi qua cửa khẩu hải quan hay làm các thủ tục liên quan.

Đây là ý kiến của LS Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn luật sư TP.HCM. Theo LS Nguyễn Văn Hậu, việc chuyển giới cần được xem xét kỹ lưỡng và có sự tư vấn của các chuyên gia. Luật cần có những điều kiện và tiêu chuẩn để ngăn chặn những quyết định vội vàng, thiếu suy nghĩ của một số cá nhân, có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội.

Hy vọng với những giải đáp cho câu hỏi: người đồng tính có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định pháp luật về luật nghĩa vụ quân sự, cụ thể hơn là trường hợp mà bạn đang gặp phải. Đào tạo liên tục hy vọng với sự phát triển, tiến bộ và văn minh thì cộng đồng người đồng tính sẽ được công nhận hoàn toàn, công bằng, dễ dàng trong các khía cạnh thủ tục hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay