Một vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là bệnh tăng nhãn áp có phải là cận thị hay không?
Nếu bạn cũng chưa tìm được lời giải cho câu hỏi này, bài viết này của Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo dành cho bạn. Cùng theo dõi nhé.
Tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp hay còn gọi là cườm nước, glaucoma, thiên đầu thống là một chứng bệnh mà thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao tạo áp lực lớn đè lên các dây thần kinh thị giác.
Dây thần kinh thị giác bị tổn thương, rối loạn dẫn đến sự suy giảm thị lực. Thậm chí có thể bị mất thị lực hay bị mù. Tăng nhãn áp chính là một trong những nguyên nhân gây ra mù lòa hàng đầu trên thế giới.
Dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp
Khi mắc bệnh tăng nhãn áp, bệnh nhân thường gặp những dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:
Triệu chứng của trường hợp tăng nhãn áp tiên phát góc mở:
- Thị lực ngoại vi suy giảm dần ở cả 2 mắt.
- Tầm nhìn bị mất nếu bệnh trở nặng.
Triệu chứng của trường hợp tăng nhãn áp góc đóng cấp:
- Bệnh nhân gặp phải tình trạng đau mắt nghiêm trọng.
- Có thể bị buồn nôn và ói mửa.
- Thị giác bị rối loạn trong ánh sách yếu.
- Mắt bị đỏ, quầng mắt bị đen.
- Mắt bị mờ đi.
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng nhãn áp
Có 5 nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng nhãn áp:
- Do yếu tố di truyền.
- Do lớn tuổi.
- Do sử dụng chất Steroid trong thời gian dài.
- Do gặp phảo những chấn thương liên quan đến thị giác.
- Do bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm ở mắt.
- Do bệnh tiểu đường.
- Do bị tổn thương vùng đầu, mắt.
Tìm hiểu về bệnh cận thị
Bệnh cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ rất thường gặp và cực kỳ phổ biến những năm gần đây. Đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Khi bị cận thị, khả năng nhìn các vật ở xa trở nên kém đi rõ rệt do hình ảnh nhìn thấy hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ tại võng mạc như mắt bình thường. Thị lực suy giảm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân gây ra bệnh cận thị
- Do di truyền từ bố mẹ.
- Do nhìn nhiều và gần vào màn hình máy tính, điện thoại, TV…
- Thường xuyên đọc sách, sử dụng điện thoại, máy tính trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng.
- Mắt phải điều tiết quá nhiều mà không được nghỉ ngơi.
Các biểu hiện của bệnh cận thị
- Khó khăn khi quan sát những vật ở xa.
- Thường xuyên phải nheo mắt khi phải nhìn xa.
- Thường xuyên dụi mắt.
- Phải đặt vật lại gần mới có thể nhìn rõ.
Phân biệt tăng nhãn áp và cận thị: Tăng nhãn áp có phải là cận thị hay không?
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu sơ lược về 2 chứng bệnh: tăng nhãn áp và cận thị.
Từ 2 định nghĩa nêu trên, chắc hẳn chúng ta có thể dễ dàng trả lời được vấn đề tăng nhãn áp có phải là cận thị hay không.
Nguyên nhân của 2 bệnh này là hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa những triệu chứng và mức độ nguy hiểm của 2 bệnh này cũng khác nhau. Đồng thời phương pháp điều trị cũng khác nhau.
Cận thị chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhìn các vật từ xa. Chỉ cần đeo kính phù hợp thì có thể khắc phục được. Nhưng đối với bệnh tăng nhãn áp lại khác. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì tỉ lệ có thể dẫn đến mù lòa lên đến 40%.
Như vậy, tăng nhãn áp và cận thị là 2 bệnh về mắt hoàn toàn khác nhau.
Bệnh tăng nhãn áp có thể chữa khỏi hay không?
Mặc dù y học chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh tăng nhãn áp. Nhưng có thể kiểm soát tình trạng bệnh trở nặng thêm bằng các phương pháp sau đây:
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt với liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ.
- Uống một số loại thuốc có tác dụng làm giảm áp lực mắt xuống.
- Tiến hành phẫu thuật bằng laser, cấy ghép ống thoát nước, phẫu thuật chọn lọc.
Cách điều trị cận thị
- Đeo kính
- Phẫu thuật khúc xạ
Ngoài ra, bạn thực hiện một số lưu ý dưới đây để tránh bị cận thị:
- Thường xuyên khám mắt.
- Đeo kính râm khi ra đường để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím.
- Đeo kính hạn chế ánh sáng xanh khi phải làm việc nhiều trước màn hình máy tính.
- Hạn chế nhìn sát vào màn hình máy tính, điện thoại, TV.
- Thư giãn mắt hợp lý sau khi đọc sách báo, sử dụng máy tính quá lâu.
Như vậy, bạn đã biết được bệnh tăng nhãn áp có phải là cận thị hay không. Đồng thời, bạn cũng có những thông tin về các triệu chứng và các điều trị 2 loại bệnh này. Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn.