Chắc hẳn các bạn công dân nam đang trong độ tuổi chuẩn bị tham gia nhập ngũ sẽ rất hồi hộp và không biết khi đi sẽ cần chuẩn bị những gì và vào quân ngũ cần làm gì? Bạn có thể tham khảo một số review kinh nghiệm đi nghĩa vụ quân sự từ những người đi trước để rút ra kinh nghiệm cho bản thân tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn toàn bộ những thông tin hữu ích có lẽ bạn sẽ cần cho mùa nhập ngũ sắp tới.
Cần Mang Theo Gì Khi Đi Nghĩa Vụ Quân Sự
Vì quân ngũ là môi trường sinh hoạt tập thể, do đó để tránh thất thoát hay lấy nhầm những vật dụng cá nhân của nhau, bạn nên nhớ chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cá nhân cho riêng mình như:
- Bút xoá: để đánh dấu quần áo tránh nhầm lẫn.
- Bàn chải đánh răng.
- Dầu gió, thuốc giảm đau, salonpas, thuốc nhức đầu: trong lúc luyện tập đôi khi sẽ xảy ra chấn thương ngoài ý muốn.
- Đồ bấm móng tay.
- Dao cạo râu.
- Các loại thuốc bổ: khi tập luyện cường độ cao hoặc thay đổi thói quen sinh hoạ bạn sẽ dễ bị mệt mỏi trong người.
- Tiền: bạn có thể mua đồ ăn thêm khi ở trong quân ngũ phòng trường hợp bị đói bụng.
- Miếng lót giày: giúp êm chân hơn khi phải chạy nhiều đồng thời cũng giúp thấm hút mồ hôi chân hiệu quả.
- Thuốc chống muỗi.
Lưu ý: bạn chỉ nên lựa chọn những vật dụng thật sự cần thiết vì khi phải mang vác quá nhiều đồ sẽ bị cồng kềnh và khó di chuyển.
Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đi nghĩa vụ quân sự của những người đi trước để rèn luyện sức khoẻ trước thời gian đi thật tốt. Nghĩa vụ quân sự là một nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của một quốc gia, do đó các bạn cần phải học được cách thích nghi với một môi trường mà chế độ rèn luyện cực kì gắt gao, khuôn khổ để từ đó giúp nâng cao ý chí của bản thân.
Những Vật Dụng Sẽ Được Cấp Khi Đi Nghĩa Vụ Quân Sự
Trước khi lên đường đi nghĩa vụ quân sự, bạn sẽ được cấp đầy đủ những món đồ mà những người binh sĩ nhất thiết phải cần có:
- 2 bộ quân phục.
- 1 nón cối.
- 1 balo.
- 1 đôi giày.
- 1 đôi vớ.
- 1 bộ phù hiệu kết hợp.
Thiết Bị Điện Tử Có Được Cấm Trong Thời Gian Đi Nghĩa Vụ Quân Sự?
Mặc dù theo quy định có trong Luật, các thiết bị điện tử sẽ không bị cấm, nhưng bạn sẽ bị gới hạn thời gian sử dụng. Ví dụ như khi tham gia tập luyện tập thể hay các buổi sinh hoạt chung, bạn không được phép tự ý sử dụng điện thoại hay máy tính cá nhân.
Ngoài ra, khi bạn đem theo những đồ vật điện tử này, bạn sẽ phải giao nộp lại cho đơn vị và chỉ được sử dụng vào những khoảng thời gian rảnh hoặc cuối tuần (tuỳ vào từng yêu cầu ở nơi đóng quân).
Việc không được sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian rèn luyện cũng là một cách giúp bảo vệ tuyệt đối tính bí mật quân sự, do đó nếu phát hiện các trường hợp binh sĩ sử dụng điện thoại sai mục đích sẽ có các hình thức xử phạt khác nhau tuỳ mức độ nặng nhẹ.
Review Kinh Nghiệm Khi Đi Nghĩa Vụ Quân Sự
Các Khoảng Thời Gian Cần Ghi Nhớ
Vì đây là môi trường quân ngũ, nên tất cả mọi thứ đều phải được sắp xếp sao cho đúng trình tự và kỷ luật, việc xếp được thời gian hợp lý cũng là một cách giúp các binh sĩ rèn luyện khả năng quản lý thời gian của mình một cách tối ưu:
- 5h – 6h sáng: thức dậy, xếp nội vụ, vệ sinh cá nhân, thực hiện tăng gia sản xuất (trồng rau, cuốc đất) và chuẩn bị ăn sáng.
- 7h – 11h sáng: chuẩn bị để đi học hoặc đi lao động.
- 11h – 13h trưa: ăn trưa và được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 1 tiếng.
- 1h30 – 16h30: tiếp tục được học hoặc đi làm các công việc tăng gia.
- 16h30 – 17h30 chiều: khoảng thời gian tự do sinh hoạt cá nhân.
- 18h – 19h tối: ăn cơm tối.
Còn lại khoảng thời gian trong ngày được sinh hoạt tự do và có thể đi ngủ sớm.
Các Môn Cần Phải Học Khi Tham Gia Nghĩa Vụ Quân Sự
Theo kinh nghiệm đi nghĩa vụ quân sự của những bạn trước đây cho hay, việc học trong môi trường quân sự rất khó và tính nghiêm khắc cực kì cao. Các môn học bắt buộc cần phải học khi đi nghĩa vụ quân sự là:
- Học bắn súng AK.
- Học ném lựu đạn.
- Học đánh thuốc nổ.
- Học đi điều lệnh, điều lệ, đi.
- Học 10 lời thề danh dự của nhân dân.
- Học chính trị.
Ngoài những việc học thông thường, tuỳ tính chất công việc và thời gian ngày hôm đó ra sao mà bạn sẽ được phân bổ thêm các nhiệm vụ khác.
Những Cái KHÔNG Ở Nghĩa Vụ Quân Sự
Khi vào ngôi trường quân ngũ, bạn cần tuân thủ và tuyệt đối không nên làm những điều này:
- Không hút thuốc.
- Không uống rượu.
- Không xài điện thoại (quy định này tùy thuộc vào từng đơn vị).
Ngoài ra sẽ còn rất nhiều những quy định gắt gao khác mà khi vào nhập ngũ bạn sẽ được nghe phân bổ cụ thể hơn.
Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Bao Lâu Thì Người Thân Được Lên Thăm?
Thông thường, khi mới bắt đầu tham gia vào môi trường quân ngũ, bạn sẽ cần phải có thời gian làm quen, thích nghi với lối sinh hoạt ở nơi đây, gọi là giai đoạn đầu của một tân binh.
Khoảng thời gian này kéo dài 3 tháng và bạn phải học từ thứ 2 cho đến thứ 7, được nghỉ ngơi một ngày chủ nhật. Ngày chủ nhật này tuỳ từng đơn vị sắp xếp, có đơn vị sẽ chưa cho phép người thân lên thăm nhưng có đơn vị vẫn cho phép tuy nhiên nó chỉ nằm ở mức giới hạn.
Sau khi kết thúc 3 tháng làm tân binh, bạn sẽ được lên hàm binh nhì, việc người thân lên thăm khoảng thời gian này cũng sẽ thoải mái hơn, có thể là vào thứ 7 hoặc chủ nhật và không được kéo dài quá 21h30.
Những Trường Hợp Không/Hạn Chế Được Lên Thăm Khi Tham Gia Nghĩa Vụ Quân Sự
Sẽ có một số trường hợp người thân chưa được phép hoặc ít được lên thăm vì một số lý do như:
- Binh sĩ vi phạm kỷ luật trong quân đội và bị phạt.
- Ở một số các đơt tập trung huấn luyện, vào rừng, tăng gia sản xuất,… việc gặp người thân sẽ trở nên khó khăn hơn.
Xem thêm: Độ Tuổi Đi Và Hết Đi Nghĩa Vụ Quân Sự
Lợi Ích Khi Đi Nghĩa Vụ Quân Sự
Hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ nhận được rât nhiều quyền lợi khi quyết định đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự:
- Bảo hiểm xã hội: thời gian mà hạ sĩ quan, binh sĩ tham gia phục vụ tại quân ngũ cũng được tính là khoảng thời gian đóng BHXH.
- Nghỉ phép: nếu phục vụ trong quân ngũ từ tháng thứ 13 trở đi sẽ được nghỉ phép năm (10 ngày), được thanh toán tiền tàu xe, tiền phụ cấp đi đường.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên của các học viện, nhà trường trong hay ngoài Quân đội với thời gian học từ 1 năm trở lên có thời gian nghỉ hè (gọi là thời gian nghỉ phép), và được thanh toán tiền tàu xe, tiền phụ cấp đi đường.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nhưng có vấn đề bất khả kháng trong gia đình, hoặc trong quá trình học tập mà có được những thành tích tốt thì được nghỉ phép đặc biệt với thời gian không quá 5 ngày.
- Khi kéo dài thời gian nhập ngũ từ tháng thứ 25 trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
- Hàng tháng được hưởng mức 0.2 so với mức lương cơ sở.
- Ngoài ra còn có các chế độ liên quan đến việc: học tập, hỗ trợ việc làm, phụ cấp đối với người thân, miễn phí vé tàu xe,…
Trên đây là chi tiết về review kinh nghiệm đi nghĩa vụ quân sự và các món vật dụng cần thiết bạn cần nên chuẩn bị mà Đào tạo liên tục vừa chia sẻ. Chúc cho bạn sẽ chuẩn bị thật kỹ lưỡng và có một sức khoẻ thật tốt trước khi lên đường tham gia nhập ngũ.