Cói Thể Bạn Chưa Biết: Độ Tuổi Đi Và Hết Đi Nghĩa Vụ Quân Sự

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên

Nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ cao cả của tất cả người dân trong một đất nước. Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc kể từ sau năm 1975. Vậy bạn đã nắm được độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự theo Luật quy định chưa? Và các chệ độ quân sự của các nước khác trên thế giới diễn ra như thế nào? Cùng Đào tạo liên tục tham khảo thử bài viết dưới đây nhé!

Độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự
Độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự

Nghĩa vụ quân sự có ý nghĩa gì?

Nghĩa vụ quân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ và giữ gìn độc lập dân tộc. “Nghĩa vụ” ở đây không phải chỉ tồn tại khi bạn đang hoạt động trong quân ngũ, mà nó còn tồn tại kể từ khi bạn sinh ra, lớn lên và phát triển tại đất nước Việt Nam, là công dân Việt Nam bạn phải ý thức được việc bảo vệ đất nước trước tất cả các tình huống xấu nhất bất kể có ở trong quân ngũ hay không.

Những quân dân tại ngũ sẽ là những người chủ chốt trong việc phục vụ công việc lợi ích nước nhà, họ sẽ có cơ hội học tập những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh và các chiến lược để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Vậy những đối tượng trong độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?

Độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự theo Pháp luật quy định

Công dân nam trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

Độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự
Độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự

Em năm nay 17 tuổi và mong muốn được tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy cho em hỏi độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?

Dựa theo những quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định chi tiết về độ tuổi được gọi tham gia nghĩa vụ quân sự:

“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Như vậy, những công dân đủ 18 tuổi sẽ được kêu gọi tham gia nghĩa vụ quân sự và phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định trên.

Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Em là nữ,hiện tại vừa học xong ngành điều dưỡng, em muốn tham gia phục vụ trong Quân đội thì cần những điều kiện gì ạ?

Hiện tại, theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định chỉ có công dân nam mới bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự còn công dân nữ có thể tham gia theo hình thức tự nguyện.

Tuy nhiên, có một số ngành nghề chuyên môn trong Quân đội phù hợp với các công dân nữ căn cứ theo Điều 1 Quyết định 203/2006/QĐ-TTg:

1. Trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ gồm 09 ngành nghề:

a) Công nghệ thông tin;

b) Điện tử, viễn thông;

c) Bác sĩ (đa khoa và chuyên khoa);

d) Dược sĩ;

đ) Điều dưỡng;

e) Tài chính – ngân hàng;

g) Kế toán;

h) Kỹ thuật mật mã;

i) Ngoại ngữ.

Nữ giới đủ 18 tuổi vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện
Nữ giới đủ 18 tuổi vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện

Ngoài các ngành nghề phục vụ trong Quân đội phù hợp với nữ, đối với các bạn nữ không học các ngành nêu trên nhưng muốn tham gia vào quân đội với tư cách quân dân tại ngũ vẫn hoàn toàn được, chỉ cần đáp ứng đủ sức khoẻ trong ngưỡng loại 1, 2, 3 sẽ được tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện.

Tiêu chuẩn và thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự

Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự

Trước đây theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là 18 tháng, nhưng hiện tại đã sửa lại thành 24 tháng theo Điều 22 Luật nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp thời gian nhập ngũ kéo dài lâu hơn so với dự kiến nhưng đảm bảo không quá 6 tháng đối với các trường hợp dưới đây:

  • Nhằm đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của binh sĩ, hạ quan.
  • Binh sĩ, hạ quan đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
  • Thời hạn nghĩa vụ quân sự theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ: khi có trạng thái chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

Xem thêm: Những trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự

Những quyền lợi được hưởng sau khi tham gia nghĩa vụ quân sự

Có rất nhiều người băn khoăn liệu bỏ hết công việc để đi tham gia nghĩa vụ quân sự có nhận được tiền phụ cấp hay không? Tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP có quy định cụ thể về các mức lương thưởng và hỗ trợ những người tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:

– Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội: được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ  tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ:

+ Dưới 01 tháng: không được hưởng trợ cấp;

+ Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng: hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;

+ Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng: hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

– Ngoài ra, nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

– Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ;

– Được tổ chức buổi gặp mặt chia tay với mức chi 50.000 đồng/người; được tiễn đưa hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông), phụ cấp đi đường từ đơn về nơi cư trú.

Độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?
Độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?
  • Đặc biệt là khi tham gia nghĩa vụ quân sự về, bạn sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ và sắp xếp việc làm.
  • Trường hợp thi tuyển vào các vị trí công nhân viên chức sẽ được cộng thêm điểm ưu tiên, trong thời gian thử việc được hưởng 100% lương và thêm tiền phụ cấp.
  • Đối với các trường hợp những hạ , binh sĩ trước khi tham gia nhập ngũ đã có việc làm nhưng phải tạm hoãn để tham gia nghĩa vụ quân sự thì các cơ quan đó phải có trách bố trí lại vị trí việc làm và nhận vào làm lại.
  • Đối với các hạ sĩ, binh sĩ khi tham gia nghĩa vụ quân sự phải tạm hoãn việc học tại tất cả các cơ sở dạy học thì sẽ được bảo lưu kết quả học tậ và khi trở về sẽ tiếp tục được nhận lại vào học.
  • Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề.

Nghĩa vụ quân sự ở các nước trên thế giới

Các nước khác trên thế giới sẽ có những quy định ra sao về độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự? Cùng tham khảo qua một số nước dưới đây nhé.

Các nước bắt buộc nghĩa vụ quân sự

Hàn Quốc

Hàn Quốc được cho là 1 trong những nước khắt khe nhất về chế độ nghĩa vụ quân sự. Tất cả các công dân nam thuộc độ tuổi từ 18 đến 21 phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, việc tham gia nghĩa vụ tại Hàn Quốc được xem như là một cách để thể hiện sự yêu nước và lòng tự tôn dân tộc cao cả. Đi nghĩa vụ quân sự còn là cách giúp người dân nước này đánh dấu cột mốc trưởng thành và trở thành đàn ông.

Các sao nam tại Hàn Quốc vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự
Các sao nam tại Hàn Quốc vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự

Nhập ngũ bên Hàn Quốc thật sự rất khó khăn, họ phải tham gia nhiều hoạt động luyện tập gian khổ và khắt khe, đòi hỏi tính bền bỉ cao. Việc tham gia nhập ngũ tại Hàn Quốc còn gây ra khá nhiều trắc trở cho các sao nam khi học phải tạm gác lại sự nghiệp đang ở thời kì đỉnh cao để đi nghĩa vụ quân sự.

Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore cũng là quốc gia nằm trong danh sách bắt buộc người dân đến tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Người dân ở nước này khi muốn tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự cần phải đáp ứng được các tiêu chí khá gắt gao như:

  • Không đủ điều kiện về sức khoẻ.
  • Chưa tốt nghiệp THPT.
  • Những người có nhu cầu ra nước ngoài học tập có thể xin phép hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng trong thời gian đó gia đình họ cần phải đóng một khoản phí đảm bảo quân dịch.

Liên bang Nga

Thời gian tối thiểu phải tham gia nghĩa vụ quân sự tại Nga là 12 tháng, sinh viên Đại học sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự nhưng sẽ được gọi tham gia nhập ngũ sau khi hoàn thành xong việc học hoặc bỏ học giữa chừng.

Đối tượng được miễn hoàn toàn nghĩa vụ quân sự tại Nga:

  • Tiếp tục học lên cao sau Đại học.
  • Người đã có 2 con.
Thời gian thực hiện nghĩa vụ ở Nga là 12 tháng
Thời gian thực hiện nghĩa vụ ở Nga là 12 tháng

Các nước không bắt buộc nghĩa vụ quân sự

Pháp

Pháp đã hoàn toàn bỏ lệnh bắt buộc tham gia nghĩa vụ quân sự từ năm 1996 nhưng những người sinh năm 1979 thì vẫn phải tiếp tục tham gia nghĩa vụ quân sự theo đúng Luật.

Argentina

Kể từ năm 1995 trở đi, nước này đã thay đổi từ nghĩa vụ quân sự bắt buộc sang tự nguyện. Tuy nhiên, nếu có chiến tranh, khủng hoảng hay tình trạng khẩn cấp toàn quốc xảy xa thì Luật nghĩa vụ quân sự sẽ được bắt buộc trở lại.

Độ tuổi hết tham gia nghĩa vụ quân sự

Dựa trên những quy định tại Điều 20 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 đã nêu ở trên ta sẽ chia ra được các trường hợp tuổi hết tham gia nghĩa vụ quân sự nhất định là người đủ 25 tuổi.

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng đã tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì vướng bận việc học thì độ tuổi hết đi nghĩa vụ quân sự của bạn sẽ được tính là đến năm 27 tuổi.

Xem thêm: Kinh nghiệm khi đi nghĩa vụ quân sự

Cách chạy tiền để thoát nghĩa vụ quân sự?

Vào tù vì trốn nghĩa vụ quân sự
Vào tù vì trốn nghĩa vụ quân sự

Hiện nay, theo quy định của Pháp luật hiện hành, chỉ những người thuộc các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự mới không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, còn lại tất cả các nhóm đối tượng còn lại phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo đúng Luật.

Các trường hợp xử phạt khi cố tình trốn tránh và không thực hiện đúng nhiệm vụ của công dân đến tuổi tham gia nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu;

– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với:

+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên;

+ Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;

+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;

+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;

+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

Thông qua các kiến thức về độ tuổi đi và hết đi nghĩa vụ quân sự vừa được Đào tạo liên tục chia sẻ trên đây, hy vọng bạn sẽ nắm được cho mình các quy định chính xác về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Chúc bạn sẽ hoàn thành tốt việc thăm khám sức khoẻ và tham gia nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định Luật nghĩa vụ quân sự.

 

 

 

Đánh giá bài viết
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay