Quan Hệ Quốc Tế Là Ngành Gì? Học Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, nhu cầu về thương mại quốc tế, xây dựng những mối quan hệ ngoại giao càng tăng cao. Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu nhân sự trong những cơ quan ngoại giao, những tổ chức phi chính phủ hay những công ty đa quốc gia tăng vọt. Đây cũng cơ hội cho các cử nhân ngành quan hệ quốc tế. Vậy ngành quan hệ quốc tế là ngành gì? Hãy cùng bài viết sau để giải đáp các thắc mắc trên.

NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ LÀ NGÀNH GÌ?

Quan hệ quốc tế là 1 ngành của chính trị học, sẽ nghiên cứu về ngoại giao và những vấn đề toàn cầu giữa những nước thông qua các hệ thống quốc tế, gồm những quốc gia, tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ và những công ty đa quốc gia. Bên cạnh chính trị học ra thì quan hệ quốc tế còn quan tâm đến các lĩnh vực khác nhau như lịch sử, triết học, luật, kinh tế, xã hội học, địa lý, nhân loại học, văn hóa học và tâm lý học. Ngành này liên quan đến các vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa, các tác động đến xã hội, chủ quyền của những quốc gia, tăng trưởng hạt nhân, bảo vệ sinh thái, phát triển kinh tế, chủ nghĩa dân tộc, tội phạm có tổ chức, khủng bố, nhân quyền và an ninh nhân laoij. Đây là giải đáp chi tiết về ngành quan hệ quốc tế là ngành gì?

Quan Hệ Quốc Tế Là Ngành Gì?
Quan Hệ Quốc Tế Là Ngành Gì?

NHỮNG TRƯỜNG CÓ ĐÀO TẠO NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia TP.HCM
  • Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành

Khu vực miền Trung:

  • Khoa Quốc tế – Đại học Huế
  • Đại học Duy Tân

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Ngoại giao
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Khoa học Quân sự

NHỮNG KHỐI XÉT TUYỂN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

  • Khối A00: Toán – Vật lí – Hóa học
  • Khối A01: Toán – Vật lí – Tiếng Anh
  • Khối C19: Ngữ văn – Lịch sử – Giáo dục công dân
  • Khối C15: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Toán
  • Khối C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí
  • Khối D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • Khối D03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp
  • Khối D11: Ngữ văn – Vật lí – Tiếng Anh
  • Khối D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh
  • Khối D72: Ngữ văn – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
  • Khối D15: Ngữ văn – Địa lí – Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • Khối D78: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Anh

ĐIỂM CHUẨN ĐỂ VÀO NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ BAO NHIÊU?

Những cơ sở đào tạo chuyên ngành này thường hay tuyển sinh với 3 hình thức, Xét điểm thi THPTQG, xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi Đánh giá năng lực. Với hình thức xét điểm học bạ THPT, thì thí sinh cần đạt từ 8 đến 18 điểm. Trong khi đấy, điểm chuẩn với hình thức xét điểm thi Trung học Phổ Thông Quốc Gia thường sẽ dao động từ 14 đến 35 điểm. Còn đối với hình thức xét điểm Đánh giá năng lực, thì mức điểm chuẩn được áp dụng là 700 đến 850 điểm. Ngoài ra, những cơ sở đào tạo còn đưa ra 1 số tiêu chí phụ lúc tuyển sinh. Sau đây là 1 số tiêu chí phụ thường gặp:

  • Thứ tự nguyện vọng từ 1 đến 3
  • Điểm tiếng Anh ≥ 8.6
  • Chỉ tuyển thí sinh nam/nữ

Quan Hệ Quốc Tế Là Ngành Gì? Học Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

NHỮNG CHUYÊN NGÀNH TRONG NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

Ngành quan hệ quốc tế sẽ được chia thành 2 chuyên ngành khác nhau như:

  • Nghiệp vụ ngoại giao

Đây là một chuyên ngành cung cấp các kiến thức nền tảng về những mối quan hệ quốc tế. Cụ thể, thì các bạn sinh viên sẽ được đào tạo các nghiệp vụ ngoại giao, kỹ năng giao tiếp ở trong hoạt động đối ngoại, kỹ năng tổ chức, giám sát, tham mưu, quản lý, hợp tác quốc tế và tư vấn đề đối ngoại.

  • Nghiệp vụ báo chí quốc tế

Nếu theo học ngành này, thì sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về kỹ năng viết bài và kỹ năng phỏng vấn, điều tra. Sinh viên chuyên ngành Nghiệp vụ báo chí còn được rèn luyện những kỹ năng dịch thuật, phát ngôn, thực hiện những hoạt động đối ngoại để có thể tác nghiệp ở trong môi trường quốc tế.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP KHI HỌC NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

Ngành quan hệ quốc tế có dễ xin việc không? Sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí khác nhau, cụ thể như:

  • Làm chuyên viên đối ngoại, hợp tác quốc tế tại cơ quan nhà nước.
  • Làm điều phối viên dự án tại những tổ chức quốc tế, công ty, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện, doanh nghiệp liên doanh.
  • Chuyên viên của đại sứ quán, lãnh sự quán.
  • Chuyên viên công tác truyền thông và quản lý báo chí.
  • Phóng viên hoặc biên tập viên báo chí ở nước ngoài.
  • Biên tập chương trình, bản tin, làm phóng sựu, dẫn chương trình,… và những công việc khác thuộc lĩnh vực truyền thông.
  • Biên và phiên dịch viên quốc tế.
  • Nghiên cứu viên và giảng viên đào tạo của ngành quan hệ quốc tế tại những trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.

Quan Hệ Quốc Tế Là Ngành Gì? Học Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

MỨC LƯƠNG CỦA NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

Đối với các sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm làm việc tại những doanh nghiệp thì sẽ có mức lương trung bình từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng.

Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc ở trong ngành quan hệ quốc tế, tùy thuộc vào vị trí và năng lực sẽ có mức lương từ 10 – 15 triệu đồng/tháng hay có thể cao hơn nữa.

Dù cho ngành quan hệ quốc tế đem đến cho bạn rất nhiều thử thách trong quá trình học tập, làm việc, bạn sẽ nhận được một mức thu nhập, đãi ngộ hoàn toàn là xứng đáng. Nếu như bạn có hứng thú về nghiên cứu mối quan hệ giữa những quốc gia thì đây chính là 1 ngành học rất đáng để được cân nhắc. Ngoài ra, thì ngành học này cũng là 1 sự lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn muốn được thoải mái mặt tài chính sau khi đã tốt nghiệp. Hy vọng bài viết này của trường đào tạo liên tục có thể giúp cho bạn hiểu rõ được về ngành học này.

5/5 - (2 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay