Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Học Là Gì, Thi Khối Nào, Học Ở Đâu, Ra Làm Gì?

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên

Kỹ thuật hình ảnh y học là lĩnh vực còn khá mới mẻ và xa lạ tại Việt Nam, song đây cũng là ngành nằm trong hệ thống y khoa nước nhà. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tất tần tật các thông tin liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật hình ảnh y học này. Mời quý bạn đọc theo dõi.

Ngành kỹ thuật hình ảnh y học là gì?

Ngành kỹ thuật hình ảnh y học là ngành sử dụng các trang thiết bị, máy móc, công nghệ y khoa hiện đại, tiên tiến để chụp hình ảnh của cơ thể con người. Qua đó hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ điều trị có đủ thông tin cần thiết để đưa ra các chẩn đoán, quyết định y khoa chính xác, giúp cho quá trình điều trị bệnh thuận lợi và hiệu quả hơn.

Kỹ thuật hình ảnh y học bao gồm các phương pháp khá quen thuộc trong lĩnh vực y khoa như: Chụp X-quang, chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ. Kỹ thuật viên hình ảnh y học có nhiệm vụ chụp chiếu cơ thể con người, đưa ra kết luận từ hình ảnh, lưu trữ các số liệu và báo cáo kết quả thu được cho các phòng ban có liên quan.

Ngành kỹ thuật hình ảnh y học là gì?
Ngành kỹ thuật hình ảnh y học là gì?

Chương trình học của ngành kỹ thuật hình ảnh y học

Chương trình đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật hình ảnh y học bao gồm các môn học đại cương, môn học cơ sở ngành và môn học chuyên ngành. Cụ thể chương trình học như sau:

Các học phần đại cương

  • Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Ngoại ngữ chuyên ngành
  • Tin học đại cương và tin học ứng dụng
  • Xác suất – thống kê y học
  • Hóa học
  • Sinh học và di truyền
  • Vật lý và Lý sinh
  • Nghiên cứu khoa học
  • Tâm lý y học – Đạo đức Y học

Các học phần cơ sở ngành

  • Hình thái học chức năng
  • Giải phẫu học
  • Sinh lý học
  • Bệnh lý học
  • Vi sinh vật học
  • Tổng quan chung về xét nghiệm y học
  • Khoa học và kỹ thuật y học
  • Kỹ thuật điện – điện tử y tế
  • Khoa học và kỹ thuật bức xạ
  • Định lượng phóng xạ
  • Thực hành khoa học phóng xạ

Các học phần chuyên ngành

  • Nguyên lý các phương pháp tạo ảnh y học
  • Giải phẫu X-quang thường quy
  • Kỹ thuật chụp X-quang thông thường
  • Kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt
  • Các kỹ thuật ghi nhận và lưu giữ hình ảnh
  • Giải phẫu hình ảnh cắt lớp
  • Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
  • Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ
  • Y học hạt nhân và xạ trị
  • An toàn bức xạ
  • Kỹ thuật siêu âm
  • Bảo quản máy
  • Triệu chứng học hình ảnh
  • Tổ chức và quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh

Ngành kỹ thuật hình ảnh y học ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Như đã đề cập ở nội dung bên trên, hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh y học dẫn đến số lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực này còn khá ít nhưng nhu cầu thực tế từ xã hội lại rất lớn. Do đó sinh viên học chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh y học sẽ có cơ hội việc làm hết sức rộng mở sau khi tốt nghiệp ra trường.

Cụ thể, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật hình ảnh y học, cử nhân có thể ứng tuyển làm việc tại những cơ quản, tổ chức dưới đây:

  • Bộ Y tế;
  • Các bệnh viện, cơ sở y tế có khoa chẩn đoán hình ảnh;
  • Các viện nghiên cứu;
  • Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ;
  • Giảng dạy bộ môn này tại trường Đại học, Cao đẳng.
Ngành kỹ thuật hình ảnh y học có cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn
Ngành kỹ thuật hình ảnh y học có cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn

Mức lương ngành kỹ thuật hình ảnh y học rất hấp dẫn

Bên cạnh cơ hội việc làm đa dạng, mức lương của ngành kỹ thuật hình ảnh y học cũng hết sức hấp dẫn so với nhiều ngành nghề khác. Với những bạn mới tốt nghiệp kỹ thuật hình ảnh y học, mức lương rơi vào khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. Những người có thâm niêm và nhiều kinh nghiệm có mức lương từ 10 đến hơn 15 triệu đồng/tháng.

Ngành kỹ thuật hình ảnh y học thi khối nào?

Để theo học ngành kỹ thuật hình ảnh y học, thí sinh đăng ký thi hoặc xét tuyển những khối sau đây:

  • Khối A00 bao gồm các môn thi: Toán, Vật lí, Hóa học
  • Khối A01 bao gồm các môn thi: Toán, Vật lí, Ngoại ngữ
  • Khối B00 bao gồm các môn thi: Toán, Hóa học, Sinh học
  • Khối C05 bao gồm các môn thi: Ngữ văn, Vật lí, Hóa học
  • Khối C08 bao gồm các môn thi: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
  • Khối D08 bao gồm các môn thi: Toán, Sinh học, Ngoại ngữ

Các trường đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học

Các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh y học trên cả nước còn khá khiêm tốn. Chính vì thế, những bạn trẻ đang có nguyện vọng đăng ký học ngành kỹ thuật hình ảnh y học có thể đăng ký tại các trường dưới đây:

  • Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trường Đại học Nam Cần Thơ
  • Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
  • Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  • Trường Đại học Y dược – Đại học Huế
  • Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng
  • Trường Cao đẳng Việt Mỹ

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Kỹ thuật hình ảnh y học

Theo thống kê, những năm qua, điểu chuẩn trúng tuyển ngành kỹ thuật hình ảnh y học tại các trường Đại học, Cao đẳng dao động trong khoảng từ 17 đến 20 điểm.

Ngành kỹ thuật hình ảnh y học đào tạo trong thời gian mấy năm?

Thời gian đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh y học kéo dài trong vòng 4 năm theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên ở một số trường Đại học thì thời gian đào tạo chuyên ngành này có thể kéo dài hơn.

Tố chất cần có của sinh viên ngành kỹ thuật hình ảnh y học

Ngành kỹ thuật hình ảnh y học có liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh nên đòi hỏi những kỹ thuật viên ngành này tương lai phải có những tố chất nhất định.

Những tố chất để trở thành một kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh giỏi bao gồm:

  • Có kỹ năng chuyên môn vững vàng;
  • Có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp;
  • Có khả năng tư duy logic, tư duy hình học không gian tốt;
  • Có khả năng thấu cảm tâm lý người bệnh;
  • Có tính tỉ mỉ, khả năng tập trung cao độ, khả năng phân tích nhạy bén sắc xảo, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
  • Có tinh thần đam mê học hỏi, chủ động rèn luyện bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên môn từ các nguồn khác nhau để nâng cao chất lượng công việc;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm.

Trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, nữ giới có thế mạnh hơn nam giới bởi có tính cẩn thận, chỉn chu, nhẹ nhàng dịu dàng và ân cần hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi trường hợp phải chụp ảnh những khu vực nhạy cảm trên cơ thể nên sự khéo léo trong ứng xử của nữ kỹ thuật viên sẽ có lợi cho người bệnh.

Ngoài ra, tính chất công việc chẩn đoán hình ảnh cũng không vận động quá nhiều hoặc có cường độ cao nên rất phù hợp với phái nữ.

Nữ giới có lợi thế trong ngành kỹ thuật hình ảnh y học
Nữ giới có lợi thế trong ngành kỹ thuật hình ảnh y học

Tổng kết

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến ngành kỹ thuật hình ảnh y học mà viện Đào Tạo Liên Tục – Bệnh viện Thẩm mỹ Gangwhoo mong muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng tham khảo bài viết này sẽ có ích với bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi.

5/5 - (3 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay