Bị Sâu Răng Có Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không? Những Lưu Ý Khi Khám Răng Hàm Mặt

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên

Bị sâu răng có đi nghĩa vụ quân sự không? Bị sâu răng thường được xếp vào loại 1. 2 và 3. Nên vẫn sẽ đảm bảo điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự.

Bị sâu răng có đi nghĩa vụ quân sự không? Cần lưu ý những gì?
Bị Sâu Răng Có Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không? Những Lưu Ý Khi Khám Răng Hàm Mặt

Một trong những vấn đề mà nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay là liệu bị sâu răng có ảnh hưởng đến việc nhập ngũ hay không. Đây là một yếu tố quan trọng liên quan đến sức khỏe và nghĩa vụ quốc phòng của mỗi công dân. Để giải đáp thắc mắc này, Đào tạo liên tục sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn dựa trên các điều luật ban hành về nghĩa vụ quân sự. Hãy cùng xem bị sâu răng có đi nghĩa vụ quân sự không bạn nhé

Giải Đáp Chi Tiết: Bị Sâu Răng Có Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?

Nếu bạn đang thắc mắc liệu bị sâu răng có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không, thì câu trả lời là có. Theo Thông tư 148/2018/TT-BQP, tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự được chia thành 3 loại: 1, 2 và 3.

Những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 đều có thể nhập ngũ vào Quân đội, trừ những trường hợp bị tật khúc xạ mắt nặng, nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS. Bị sâu răng không phải là một tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nên hầu hết những người bị sâu răng đều thuộc loại sức khỏe 1, 2, 3 (ngoại trừ loại 4T và 5T) và đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự.

Giải đáp chi tiết: bị sâu răng có đi nghĩa vụ quân sự không?
Giải đáp chi tiết: bị sâu răng có đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo STT 19 Bảng số 2 Phụ lục I kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc xếp loại sức khỏe cho người bị sâu răng được quy định như sau:

19Răng sâu:
– Chỉ có răng sâu độ 1 – 2, không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai2
– Có ≤ 3 răng sâu độ 32
– Có 4 – 5 răng sâu độ 33
– Có 6 răng sâu độ 34T
– Có 7 răng sâu độ 3 trở lên5T

Xem thêm: Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự

Công Dân Bị Sún Răng Có Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?

Nếu bạn bị sún 4 răng, trong đó có từ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa, và khả năng nhai còn ít nhất 70%, sức khỏe của bạn sẽ được xếp vào loại 3 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP. Loại 3 là tình trạng sức khỏe khá, đủ tiêu chuẩn để thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu các chỉ tiêu khám khác đều ổn.

Tuy nhiên, nếu có những vấn đề sức khỏe khác bị chấm điểm 5 hoặc 6 (sức khỏe kém hoặc rất kém), bạn có thể không đủ điều kiện để tham gia.

Niềng Răng Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?

Niềng răng không phải là lý do để được hoãn hoặc miễn tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành. Dựa trên Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc nhập ngũ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng, hàm, mặt của cá nhân.

Chỉ những trường hợp có vấn đề nghiêm trọng về răng miệng như răng sâu cấp độ 3, mất nhiều răng hoặc viêm tủy, viêm nha chu mới được xem xét miễn nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn chỉ niềng răng và không gặp các vấn đề về răng miệng khác, bạn vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, độ tuổi và chính trị.

Niềng Răng Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?
Niềng Răng Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?

Tổng Hợp Các Loại Bệnh Về Răng, Hàm, Mặt Không Phải đi Nghĩa Vụ Quân Sự

Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về Danh mục các bệnh về răng, hàm, mặt không đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 dựa trên Mục II.2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP:

STTBệnh tậtĐiểm
17
Răng sâu:
– Có 6 răng sâu độ 34T
– Có 7 răng sâu độ 3 trở lên5T
18
Mất răng:
– Mất 5-7 răng, ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn ≥ 50%4
– Mất trên 7 răng, > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai < 50%5
19Viêm lợi
20
Viêm quanh răng (nha chu viêm):
– Viêm quanh răng từ 6 – 11 răng, răng lung lay độ 2 – 3 – 44T
– Viêm quanh răng từ 12 răng trở lên5T
21
Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng:
– 5 – 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng:
Đang còn viêm4T
Đã điều trị ổn định4
– Có trên 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng5
23
Viêm loét niêm mạc ở miệng, lưỡi:
– Viêm loét mạn tính đã điều trị nhiều lần không khỏi4
24
Viêm tuyến nước bọt:
– Viêm tuyến mang tai:
Viêm tuyến mang tai mạn tính 2 bên đã ổn định4
Viêm tuyến mang tai mạn tính chưa ổn định5
Sỏi ống Stenon5
– Viêm tuyến nước bọt dưới hàm:
viêm cấp4T
Viêm mạn, xơ hoá, chưa ổn định5
Sỏi ống Wharton5
25
Viêm khớp thái dương hàm:
– Viêm mạn tính4
26
Xương hàm gãy:
– Khớp cắn di lệch nhiều, ảnh hưởng tới sức nhai4
27
Khe hở môi, khe hở vòm miệng:
– Khe hở môi 1 bên toàn bộ hoặc khe hở môi không toàn bộ 2 bên:
Chưa phẫu thuật4T
– Khe hở môi toàn bộ 2 bên:
Đã phẫu thuật tạo hình4
Chưa phẫu thuật5T
– Khe hở vòm toàn bộ5
– Khe hở môi kèm theo khe hở vòm6
28
Bệnh lý và u vùng mặt:
– U lành đã phẫu thuật ổn định, có biến dạng vùng mặt (u men, u xương xơ, u máu, u bạch mạch;…)5
– U lành tính chưa phẫu thuật, gây biến dạng vùng mặt hoặc ảnh hưởng chức năng5T
– U ác tính vùng hàm mặt6
29
Sai lệch khớp cắn
– Ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ (tùy mức độ)4-5

Lưu ý: Ký hiệu “T” là ký hiệu tạm thời. Khi bệnh này được điều trị khỏi, công dân có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.

Bị sâu răng có đi nghĩa vụ quân sự không? Cần lưu ý những gì?
Tổng Hợp Các Loại Bệnh Về Răng, Hàm, Mặt Không Phải đi Nghĩa Vụ Quân Sự

Xem thêm: Thời gian đi nghĩa vụ quân sự

Tham gia nghĩa vụ quốc phòng là một trách nhiệm cao cả của mỗi công dân Việt Nam. Đào tạo liên tục đã giải đáp cho bạn biết rõ câu trả lời cho câu hỏi bị sâu răng có đi nghĩa vụ không. Như vậy, nên chủ động chăm sóc sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay