Những thông tin tổng quan về nghĩa vụ quân sự hiện đang là điều mà các công dân quan tâm, nhất là trong thời gian kỳ tuyển quân năm 2023 sắp đến. Để người quan tâm có thể chuẩn bị tốt trong thời gian tới, Đào tạo liên tục – Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo cập nhật thêm những tư liệu tham khảo sau đây:
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự (Quân dịch) là một hoạt động quốc phòng thuộc về nghĩa vụ bắt buộc của công dân. Đối với những Quốc gia có quy định việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, yêu cầu công dân phải gia nhập và thực hiện phục vụ quân đội trong thời gian được gọi tên, bất chấp việc công dân đó có mong muốn tham gia nghĩa vụ quân sự hay không. Nêu không chấp hành hoặc tìm cách trốn, có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Ngoài nghĩa vụ quân sự, công dân có thể được thực hiện những nghĩa vụ khác tương đương với nghĩa vụ quân sự. Tại nước ta, nếu người công dân không thể thực hiện nghĩa vụ quân sự vì một lý do chính đáng được nhà nước chấp nhận, công dân có thể được yêu cầu tham gia nghĩa vụ dân sự như làm việc tại một cơ quan thuộc chính phủ. Bên cạnh nghĩa vụ quân sự còn có hình thức nghĩa vụ công an và dân quân tự vệ.
Có nên đi nghĩa vụ quân sự?
Nghĩa vụ quân sự là một hình thức bắt buộc công dân phải tham gia nếu đủ tiêu chí mà nhà nước đưa ra. Mặc dù bắt buộc, tuy nhiên đây cũng đồng thời là quyền lợi của công dân khi nhà nước có nhiều chế độ áp dụng cho công dân tham gia nghĩa vụ quân sự.
Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
Trong khoảng thời gian phục vụ tại ngũ của các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được tính là thời gian đóng Bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Chế độ đãi ngộ dành cho người thân
Trong thời gian công dân tham gia nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, người thân sẽ được hưởng các chế độ hỗ trợ trong các trường hợp sau đây:
– Phụ cấp 3 triệu đồng/suất/lần cho thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ trong trường hợp nhà ở gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở do thiệt hại nặng nề về kinh tế và tài sản (Thực hiện không quá 02 lần/năm).
– Phụ cấp 500.000 đồng/lần đối với trường hợp thân nhân ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc phải điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên (Thực hiện không quá 02 lần/năm).
– Phụ cấp 2 triệu đồng/người đối với trường hợp thân nhân hy sinh, từ trần hoặc mất tích.
– Chế độ miễn giảm học phí cho trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ có con đẻ, con nuôi hợp pháp tham gia học tập.
Chế độ nghỉ phép hàng năm
– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi sẽ được nghỉ phép 10 ngày trong năm (không kể ngày đi và về).
– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc người thân từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về).
Ngoài ra, các đối tượng này còn được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. Nếu vì yêu cầu nhiệm vụ, chiến đấu hoặc phục vụ tại nơi có điều kiện đi lại khó khăn không thể nghỉ phép được thì được thanh toán bằng tiền.
Chế độ phụ cấp thêm khi kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ
Các hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong trường hợp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đưa ra quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ. Từ tháng thứ 25 trở đi sẽ được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng (Điều kiện không áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang trong giai đoạn chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ đi học, dự thi tuyển sinh; hoặc đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội,..)
Đối với một công dân, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự mang ý nghĩa thiêng liêng, cao cả và hơn hết đó chính là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức công dân vì vậy để nói về có nên tham gia nghĩa vụ quân sự hay không, câu trả lời là nên và cũng là nghĩa vụ bắt buộc cần thực hiện.
Các địa điểm đi nghĩa vụ quân sự
Công dân sẽ phải đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự tại địa phương nơi đăng ký hộ khẩu. Việc công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự ở đâu sẽ phụ thuộc vào việc kêu gọi nhập ngũ của các cơ quan có thẩm quyền và sẽ không được quy định trước.
Nghĩa vụ quân sự năm 2023 đi mấy năm?
Nghĩa vụ quân sự bao nhiêu năm là câu hỏi được khá nhiều công dân thắc mắc trước khi lên đường tham gia nhập ngũ. Trước đây, thời gian đi nghĩa vụ quân sự là 18 tháng, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại đã được sửa đổi lại. Cụ thể như sau:
Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ:
Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời bình là 24 tháng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
- Các hạ sĩ quan, binh sĩ đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng xảy ra chiến tranh hoặc có tình hình khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2023 – 2024
Cách tính thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2023
Theo như trong Luật quy định và dựa theo mốc thời gian thực tế, thời gian khám sức khoẻ để đi nghĩa vụ quân sự 2023 sẽ kéo dài từ 1/11/ đến hết 31/12/2021 hằng năm. Trong thời gian này công dân sẽ trải qua 2 đợt khám sức khoẻ sơ tuyển và chi tiết. Tuỳ theo tình hình tại địa phương mà Ban chỉ huy tại phường xã sẽ sắp xếp địa điểm, thời gian sao cho phù hợp nhất.
Cách tính thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2024
Sau khi đợt nghĩa vụ quân sự năm 2023 đã qua, theo kế hoạch nghĩa vụ quân sự năm 2023 thì từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tại các Tỉnh, Sở, Ban ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội Tỉnh sẽ tổ chức đợt đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2023 cùng công tác quản lý công dân đang trong độ tuổi thực hiện NVQS năm 2023.
– Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp sẽ triển khai thực hiện công tác phúc tra, đăng ký và quản lý nguồn công dân sẵn sàng nhập ngũ, cơ sở xét duyệt quy định các tiêu chuẩn tuyển quan trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Đối với công dân có trình độ cao đẳng, đại học quy định đến hết 27 tuổi.
– Trong thời gian từ tháng 8, 9 và 10.2023 tổ chức điều tra, nắm thực lực công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ năm 2023 lần lượt ở cấp thôn, xã, huyện và kiện toàn Hội đồng khám sức khỏe NVQS năm 2023.
Tháng 11 và 12.2023 giao chỉ tiêu tuyển quân, tổ chức khám sức khỏe NVQS, thực hiện “tròn khâu trong tuyển quân”, hoàn chỉnh hồ sơ NVQS năm 2023. Tháng 1.2023, hiệp đồng giao nhận quân, chốt quân số, phát lệnh gọi công dân nhập ngũ. Dự kiến tổ chức lễ, nhận quân từ ngày 10 – 25.2.2023. Tháng 12.2023 tổng kết công tác tuyển quân.
Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự
Bạn có thể liên hệ với Ban chỉ huy các đơn vị cấp xã phường nơi cư trú để thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Trường hợp đang công tác, học tập hay làm việc tại các cơ qua, tổ chức cơ sở thì Ban chỉ huy ở nơi đó sẽ trực tiếp đứng ra thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Nếu trường hợp các cơ quan, tổ chức cơ sở đó không có Ban chỉ huy thì đại diện người đứng đầu hợp pháp sẽ có trách nhiệm tổ chức đăng ký khám nghĩa vụ quân sự cho công dân sinh sống tại nơi cư trú.
Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, khi thay đổi nơi cư trú hoặc tạm vắng
Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi nào?
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi thay đổi nơi công tác, chỗ ở, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, các tình trạng sức khoẻ, hôn nhân mà có liên quan đến việc khai báo khi đi nghĩa vụ quân sự thì cần phải liên hệ và bổ sung tại Ban chỉ huy phường xã nơi cư trú.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi muốn thay đổi lại nơi làm việc hoặc học tập.
Trườnng hợp công dân muốn thay đổi lại nơi làm việc hoặc học tập cần phải đến cơ quan nơi đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự trong thời hạn 10 ngày.
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự rồi nhưng lại được nhận giấy báo học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường Đại học hay Cao đẳng thì cần phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự trước đó để chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục.
Sau khi thôi học cần phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới, người đứng đầu ở những nơi đó phải có trách nhiệm làm giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự lại cho công dân.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng khi nào?
Nếu công dân có việc và không có ở nơi cư trú trong khoảng 3 tháng trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng tại nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự. Sau khi trở về cần phải ra nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự và đăng ký lại trong thời hạn 10 ngày.
Quy định về việc khám nghĩa vụ quân sự
Lịch khám nghĩ vụ quân sự được quy định thời gian khám sức khỏe diễn ra từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Theo đó, tiêu chuẩn về sức khỏe đối với công dân tham gia nghĩa vụ quân sự quy định như sau:
– Vòng 1: Khám sơ tuyển tại Trạm y tế xã
– Vòng 2: Khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện
- Khám thể lực: Cởi bỏ mũi nón, giày dép, quần áo
- Khám mắt: Che một mắt và đọc bảng chữ kiểm tra bệnh về mắt
- Khám răng: Kiểm tra tình trạng sâu sâu, tổng số răng và các bệnh về răng miệng
- Khám tai – mũi – họng: Đo sức nghe khi nói thầm, nói bình thường
- Khám tâm thần và thần kinh: Kiểm tra tình trạng mồ hôi tay, chân
- Khám nội khoa: Kiểm tra tình hình huyết áp, mạch, phế quản, tim
- Khám da liễu: Khám bệnh dựa trên các biểu hiện trên da
- Khám ngoại khoa: Khám trĩ từng người một
- Khám sản phụ khoa: Chỉ áp dụng với nữ
22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự
1. Bệnh động kinh;
2. Tâm thần: Điên rồ, mất trí, cuồng dại;
3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như: suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mạn tính…;
4. Chân voi (do giun chỉ) không lao động được;
5. Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân;
6. Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển;
7. Phong các thể chưa ổn định (có loét, sùi, cụt ngón tay, ngón chân);
8. Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé;
9. Điếc bẩm sinh;
10. Mù hoặc chột mắt;
11. Bệnh Parkinson tay chân run rẩy quanh năm, đi lại và lao động khó khăn, tay chân có những động tác bất thường như bệnh Chorée haojwc Athestose;
12. Cơ thể bị liệt nửa người, hoặc trái hoặc phải, liệt hai chi dưới;
13. Cơ thể suy kiệt khó hồi phục được do mắc các bệnh mạn tính như: Lao xơ hang, hen dai dẳng, biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng;
14. Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm;
15. Chiều cao dưới 140 cm;
16. Các bệnh di chứng do lao xương, khớp;
17. Tật sụp mi mắt bẩm sinh;
18. Sứt môi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá;
19. Trĩ mũi (Ozène) có rối loạn phát âm;
20. Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp;
21. Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính);
22. Người nhiễm HIV;
Lưu ý: Hiện nay, vì thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP hiện đã được sửa đổi và không còn hiệu lực nên 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo.
Miễn nghĩa vụ quân sự
Trước hết, bạn cần phải xác định rõ sự khác nhau giữa miễn nghĩa vụ quân sự và hoãn nghĩa vụ quân sự. Hoãn nghĩa vụ quân sự tức có nghĩa bạn sẽ được tạm hoãn trong vòng 1 năm kể từ khi có giấy kêu gọi khám sức khoẻ nếu có các lý do chính đáng, tuy nhiên vào năm sau và đúng khoảng thời gian tuyển chọn nhập ngũ bạn vẫn sẽ nhận được giấy triệu tập tiếp. Bạn sẽ được gọi cho đến hết độ tuổi quy định là 25 hoặc 27 (nếu tạm hoãn với lý do đi học Đại học hoặc Cao đẳng).
Đối với trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự, bạn phải thuộc một trong các nhóm đối tượng dưới đây:
Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Đây là các đối tượng được quy định theo trong Luật là sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên điều Luật có thể vẫn sửa đổi bổ sung qua các năm, do đó bạn cũng cần phải nắm chắc thông tin để chấp hành đúng.
Trường hợp được đưa ra khỏi danh sách nghĩa vụ quân sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về các trường hợp được đưa ra khỏi danh sách nghĩa vụ quân sự như sau:
Chết
Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị
Trường hợp quy định tại mục 3 và mục 4.
Trong các trường hợp này, bạn cần phải
Đối với các trường hợp này, trong thời hạn 10 ngày Ban chỉ huy cấp xã phường cần phải lập danh sách và báo cáo lại cho Ban chỉ huy cấp huyện quận để nắm được tình hình.
10 quốc gia có nghĩa vụ quân sự không bắt buộc
Bên cạnh các nước còn đang khá gắt gao về vấn đề đi nghĩa vụ quân sự thì vẫn còn khác nhiều quốc gia đã bãi bỏ hoàn toàn Luật nghĩa vụ quân sự. Công dân của các nước này hoàn toàn có thể tự do trong việc đăng ký đi hay không đi nhập ngũ: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Pháp, Malaysia, Ý, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Philippines, Bỉ, Ấn Độ.
Trên đây chỉ là ví dụ cụ thể cho 10 trong số tổng 107 quốc gia không áp dụng hình thức nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong thời bình nữa. Ngoài ra, còn có nhiều quốc gia khác có các chế độ quân sự đặc biệt như: vừa bắt buộc vừa tự nguyện, bắt buộc nhưng có tuyển chọn, bắt buộc nhưng cho lựa chọn hình thức nghĩa vụ, thời gian đi nghĩa vụ quân sự ngắn,..
Trên đây là tổng quan chi tiết về Nghĩa vụ quân sự năm 2023 và 2024 được Đào tạo liên tục – Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo cập nhật để các công dân đang trong độ tuổi nhập ngũ cần lưu ý khi và biết thêm thông tin khi được gọi đi khám sức khỏe hoặc phục vụ trong quân ngũ.