Chúng ta thường hay nghe nói về nghĩa vụ quân sự dành cho nam giới là nhiệm vụ bắt buộc còn đối với nữ giới có thể tình nguyện tham gia. Vậy nữ đi nghĩa vụ quân sự làm những gì? Bạn có đang thắc mắc liệu nam và nữ có phải học tập và rèn luyện thể chất như nhau? Nếu có thì cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!
Nữ có được đi nghĩa vụ quân sự?
Nghĩa vụ quân sự đối với công dân nam Việt Nam trong độ tuổi pháp luật quy định bắt buộc phải tham gia, tuy nhiên ở nữ giới hiện tại chưa áp dụng luật bắt buộc, do đó các bạn nữ từ đủ 18 tuổi nếu có mong muốn tham gia nghĩa vụ quân sự có thể đi theo 2 dạng sau:
Khoản 2 Điều 7 Luật nghĩa vụ quân sự quy định nữ giới có ngành, nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân .
Khoản 2 Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự quy định nữ giới trong thời bình nếu có nhu cầu tham gia nghĩa vụ quân sự thì được phục vụ tại ngũ.
Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự của nữ
Nữ trước khi được tham gia vào quân ngũ cũng phải trải qua các đợt kiểm tra sức khoẻ như công dân nam và nếu thuộc loại 1, 2, 3 thì được xét là đủ điều kiện tham gia nhập ngũ. Ngoài ra, trong qua trình nhập ngũ nếu phù hợp với các tiêu chuẩn khác của Quân đội thì được sắp xếp vào ngạch dự bị.
Đối với vấn đề liên quan đến chính trị, công dân nữ cần đáp ứng đủ các tiêu chí liên quan đến mặt chính trị được quy định tại Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BCA.
Trình độ văn hoá của những binh sĩ nữ phải từ lớp 8 trở lên hoặc từ lớp 7 trở lên nếu địa phương cư trú là những nơi vùng sâu vùng xa và thiếu thốn điều kiện.
Trường hợp những bạn mong muốn được phục vụ trong Quân đội với các ngành, nghề chuyên môn đã học của mình, các bạn cần có bằng Tốt nghiệp các ngành nghề ấy thì sẽ được phân bổ vào và làm việc tại Quân đội.
Xem thêm: Lính dự bị nghĩa vụ quân sự
Nữ đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?
Nữ đi nghĩa vụ quân sự làm những gì và có khác nhiều so với nam hay không? Khi tham gia nhập ngũ, không cần phân biệt là nam hay nữ, trách nhiệm của một chiến sĩ là phải tham gia vào ngạch dự bị và làm các công việc được Bộ chỉ huy phân công.
Phục vụ tại ngũ
Phục vụ tại ngũ là thực hiện các công việc được giao trong Quân đội, các công việc ấy ra sao sẽ phải tuỳ vào đơn vị và khu vực tiếp nhận quân nhân phân bổ.
Nếu bạn là một người có tay nghề hoặc kinh nghiệm thuộc một trong các công việc chuyên môn mà Quân đội đang cần thì bạn sẽ được phân bổ nhiệm vụ làm các công việc thích hợp.
Nhưng trước khi để được tin tưởng và bổ nhiệm vào các vị trí chuyên môn, bạn cần phải trải qua các khoá đào tạo và huấn luyện để nâng cao hơn nữa kỹ năng, giúp ích cho công việc.
Trong quá trình phục vụ tại ngũ (24 tháng), nếu Bộ chỉ huy có các nhiệm vụ đột xuất cần phân bổ như: nhiệm vụ chiến đấu, phòng chống thiên tai, lũ lụt, cứu hộ, cứu nạn, chiến tranh hoặc cần phải bảo vệ Tổ quốc thì binh sĩ cần phải nhận lệnh.
Phục vụ trong ngạch dự bị
Các binh sĩ nữ dự bị có chuyên môn phù hợp với chức danh biên chế sẽ được sắp xếp công việc phù hợp, nếu thiếu thì sắp xếp nữ binh sĩ có các chuyên môn tương ứng.
Nữ binh sĩ dự bị nhóm A (nhóm có độ tuổi đến hết 30 tuổi) vào đơn vị bảo đảm chiến đấu trực thuộc quân chủng, binh chủng, đơn vị bộ đội địa phương.
Các đơn vị sắp xếp nữ binh sĩ dự bị bao gồm:
- Đơn vị hậu cần, kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh TP. HCM, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Nhà trường.
- Đơn vị chuyên môn dự bị được xây dựng bởi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu, quân đoàn, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh TP. HCM, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh…
Nữ đi nghĩa vụ quân sự có lợi gì?
Mặc dù không nằm trong diện bắt buộc tham gia nhưng vẫn tự nguyện tham gia nhập ngũ thì các công dân nữ sẽ nhận được những quyền lợi như thế nào? Pháp luật có quy định rõ những quyền lợi trong và sau khi xuất ngũ mà các công dân nữ sẽ được hưởng.
Khi tại ngũ
Hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng thì tháng thứ 13 sẽ được tính nghỉ phép năm thời gian là 10 ngày (không kể đi về), ngoài ra sẽ được hỗ trợ tiền tàu xe, phụ cấp kh đi đường.
Thân nhân của các hạ sĩ quan, binh sĩ nữ bị ốm từ 1 tháng trở lên hoặc đã vô viện điều trị 1 lần thời gian từ 7 ngày trở lên, con nuôi hợp pháp hoặc con đẻ sẽ được giảm; miễn học phí…
Nếu phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng thì được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Xem thêm: Nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an
Khi xuất ngũ
Ngoài các khoản trợ cấp khi hoạt động tại ngũ, sau khi xuất ngũ hạ sĩ quan hoặc binh sĩ nữ sẽ còn được nhận thêm các khoản như sau:
Cứ mỗi năm xuất ngũ, người tham gia nghĩa vụ quân sự được trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
Nếu phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng thì khi xuất ngũ còn được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng, nếu khoảng thời gian này là từ 25 đến dưới 30 tháng thì được trợ cấp 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc giải quyết việc làm với mức lương bằng 6 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
Được tổ chức tiệc buổi họp mặt chia tay với mức chi là 50.000VNĐ/người, phụ cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường từ đơn vị về địa phương.
Trên đây là chi tiết các thắc mắc về vấn đề “nữ đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?” mà Đào tạo liên tục vừa chia sẻ đến bạn. Chúng ta cần đề cao tinh thần tự nguyện khi tham gia vào các công tác bảo vệ đất nước của những chiến sĩ nữ trong thời bình. Hy vọng rằng không chỉ có các bạn công dân nữ mà kể cả những bạn công dân nam cũng sẽ xem việc đi nghĩa vụ quân sự là một trọng trách lớn lao đối với Tổ quốc mình.