Những tháng gần cuối năm sẽ là khoảng thời gian các chiến sĩ đang chuẩn bị các công tác kỹ càng để tham gia khám sức khoẻ lên đường nhập ngũ. Mỗi năm sẽ có sự thay đổi nhất định về số lượng, quy định, chỉ tiêu sức khoẻ để dựa vào đó lựa chọn ra được các công dân phù hợp. Đi nghĩa vụ quân sự 2025 theo quy định mới nhất gồm những gì?

Luật Đi Nghĩa Vụ Quân Sự 2025
Độ Tuổi Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Năm 2025
Theo Luật quy định, công dân nam từ đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu tiên tại địa phương để Ban chỉ huy phường/xã thu thập thông tin và lập danh sách gọi nhập ngũ hằng năm. Công dân nam từ đủ 18 tuổi trở lên bắt buộc tham gia nghĩa vụ quân sự, trong khi đó, công dân nữ có thể tự nguyện đăng ký nếu mong muốn.
Năm 2025, công dân nam từ 18 đến 25 tuổi, sinh từ năm 2000 đến 2006, không theo học cao đẳng hoặc đại học, sẽ phải tham gia khám nghĩa vụ quân sự. Cụ thể, những người sinh sau tháng 11 năm 1999 cũng đủ điều kiện tham gia.
Đối với công dân đang theo học đại học hoặc cao đẳng, độ tuổi gọi nhập ngũ kéo dài đến 27 tuổi, bao gồm những người sinh từ tháng 11 năm 1997 trở lại đây. Việc gọi nhập ngũ sẽ bắt đầu từ ngày 01/11/2024 đến hết 31/12/2024, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng địa phương.

Thời Gian Khám Sức Khỏe Nghĩa Vụ Quân Sự
Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ diễn ra từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Đây là giai đoạn bắt buộc để đánh giá tình trạng sức khỏe của công dân trước khi nhập ngũ.
Thời Điểm Nhập Ngũ
Căn cứ vào Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân sẽ được gọi nhập ngũ vào một đợt duy nhất hằng năm, thường diễn ra vào tháng hai hoặc tháng ba. Trong những trường hợp đặc biệt liên quan đến an ninh quốc phòng, có thể có đợt gọi nhập ngũ thứ hai. Đối với các địa phương bị ảnh hưởng bởi thảm họa hoặc dịch bệnh, thời gian nhập ngũ có thể được điều chỉnh linh hoạt.
Thời Hạn Phục Vụ Nghĩa Vụ Quân Sự
Theo Điều 21 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể quyết định kéo dài thêm thời gian này, nhưng không quá 6 tháng trong các trường hợp như: đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ cứu nạn.
Xem thêm: Chạy nghĩa vụ quân sự hết bao nhiêu?
Mức Phạt Khi Không Đi Khám Nghĩa Vụ Quân Sự Theo Lệnh Gọi?
Các mức phạt liên quan đến việc không tuân thủ lệnh gọi khám nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể như sau:
Phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng: Được áp dụng đối với những trường hợp không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi trong lệnh khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do hợp lý, theo lệnh của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Phạt từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: Được áp dụng cho những ai cố tình không nhận lệnh khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, mặc dù không có lý do chính đáng.
Phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: Áp dụng đối với những hành vi gian lận trong quá trình khám sức khỏe. Điều này bao gồm việc cố tình làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe hoặc đưa hối lộ (dưới 2.000.000 đồng) cho các cán bộ y tế nhằm trốn tránh nghĩa vụ.
Phạt từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng: Áp dụng đối với những trường hợp không tuân thủ hoàn toàn lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Sau Khi Xuất Ngũ Thì Nhận Được Những Quyền Lợi Gì?
Ngoài ra, những công dân tham gia đi lính còn nhận được nhiều sự tôn trọng cũng như các khoản trợ cấp xứng đáng cho cả gia đình và bản thân đối với những thứ bản thân mình bỏ ra như việc được hưởng phụ cấp chính đáng, hỗ trợ người thân và gia đình khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng, hỗ trợ tạo việc làm, đóng BHXH, nghỉ phép năm, hỗ trợ các khoản phụ phí nhỏ,…
Hỗ trợ việc làm: trước khi tham gia nhập ngũ mà đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì sau khi nhập ngũ về những nơi đó phải có trách nhiệm nhận lại các công dân này. Trường hợp các cơ quan này đã giải thể thì tổ chức cấp trên có nhiệm vụ bố trí việc làm khác phù hợp.
Đảm bảo các khoản tiền lương, tiền công xứng với vị trí việc làm của công dân. Trường hợp cơ quan đã giải thể thì phải có trách nhiệm giải quyết các chính sách, chế độ đối với công dân theo đúng quy định pháp luật.
Đối với các hạ sĩ quan, binh sĩ được xuất ngũ sau khi đã hoàn thành xong các nhiệm vụ phòng chống những trường hợp bât khả kháng mà trước đó phải kéo dài thời gian ra sẽ được chính quyền các cấp bố trí việc làm, cộng điểm tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức. Trong thời gian còn là nhân viên thử việc vẫn sẽ được hưởng hoàn toàn 100% lương.
Xem thêm: Đơn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Các Trường Hợp Được Miễn Nghĩa Vụ Quân Sự
Chưa đủ sức khỏe theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
Lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Con của bệnh binh hoặc người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
Có anh, chị, em ruột đang là hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội hoặc công an nhân dân.
Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến vùng đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Học sinh, sinh viên đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, đại học, cao đẳng hệ chính quy trong thời gian đào tạo.
Trên đây là những quy định chung cho việc đi nghĩa vụ quân sự 2025 mà Đào tạo liên tục vừa phổ cập. Rất mong qua bài viết bài phần nào đó sẽ giúp bạn nắm rõ hơn và chấp hành nghiêm chỉnh các chủ truơng điều luật mà Bộ Quốc phòng đề ra. Việc tham gia nghĩa vụ quân sự là một nhiệm vụ bắt buộc để nâng cao tinh thần đồng lòng của nhân dân Việt Nam trong thời bình.