Một trong những quyền lợi mà các hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự là nhận được một khoản tiền khi xuất ngũ. Vậy hoàn thành nghĩa vụ quân sự được bao nhiêu tiền? Theo quy định, số tiền này bao gồm các khoản nào?
Hoàn thành nghĩa vụ quân sự được bao nhiêu tiền từ năm 2023
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự 2 năm, công dân sẽ được hưởng các khoản trợ cấp sau:
Đầu tiên: Trợ cấp xuất ngũ một lần
Theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, công dân được nhận trợ cấp xuất ngũ một lần, tương ứng với 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ cho mỗi năm phục vụ trong Quân đội.
Trường hợp có tháng lẻ được tính theo tỷ lệ: Dưới 01 tháng không được hưởng; từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được hưởng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ đủ 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng 02 tháng tiền lương cơ sở.
Vậy, hiện tại sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự 2 năm, công dân sẽ nhận được trợ cấp xuất ngũ một lần là 7.200.000 đồng.
Thứ hai: Trợ cấp tạo việc làm
Công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
Cụ thể: Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (áp dụng từ ngày 01/07/2023 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Vậy, công dân sau khi xuất ngũ sẽ nhận được trợ cấp tạo việc làm là 10.800.000 đồng.
Thứ ba: Trợ tiền di chuyển
Tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú hoặc được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú.
Thứ tư: Các buổi gặp mặt và chia tay
Được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người.
Ngoài ra, công dân đi nghĩa vụ quân sự 2 năm, nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Xem thêm: Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Bao nhiêu tuổi thì có thể đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự?
Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân nam Việt Nam có thể được gọi nhập ngũ khi đạt đến tuổi 18. Thời gian gọi nhập ngũ kéo dài từ khi đủ 18 tuổi cho đến khi hết 25 tuổi. Tuy nhiên, nếu công dân có trình độ cao đẳng, đại học và được tạm hoãn nhập ngũ thì thời gian này có thể được gia hạn đến khi hết 27 tuổi.
Vậy là, tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự của công dân nam Việt Nam là từ 18 đến 25 tuổi, hoặc từ 18 đến 27 tuổi nếu có trình độ cao đẳng, đại học và được tạm hoãn nhập ngũ.
Đi nghĩa vụ quân sự – Người yêu có được đến thăm?
Thiếu tá Vương Thanh Phong, người đảm nhiệm vai trò Trợ lý chính trị tại Trung đoàn 896, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau đã chia sẻ về những vấn đề mà nhiều bạn trẻ sắp nhập ngũ, cũng như những người quan tâm đến nghĩa vụ quân sự thường gặp.
Theo thiếu tá Phong, chế độ ngủ nghỉ của quân nhân phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi cơ quan, đơn vị và mùa trong năm. Nhưng nói chung là “quân nhân phải dậy lúc 5 giờ sáng trong các ngày làm việc, từ thứ 2 đến thứ 6.
Nghỉ trưa từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ 15 phút. Buổi tối đi ngủ lúc 21 giờ 30 phút. Còn các ngày nghỉ thì dậy và đi ngủ muộn hơn 30 phút. Tức là dậy lúc 5 giờ 30 sáng và đi ngủ lúc 22 giờ tối”, thiếu tá Phong cho biết.
Xem thêm: 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự
Về việc nấu ăn, thiếu tá Phong nói rằng trong quân đội cũng giống như trong xã hội. Không phải ai cũng phải biết nấu ăn, mà chỉ những người được phân công công tác ở bếp mới có trách nhiệm này.
Câu hỏi được nhiều bạn trẻ sắp nhập ngũ quan tâm nhất cũng như mong muốn được giải đáp rõ ràng nhất là: “Đi nghĩa vụ quân sự: Người yêu có được đến thăm hay không?”, thiếu tá Phong trả lời: “Trừ khi có nhiệm vụ bất thường như: diễn tập, huấn luyện dã ngoại, công tác trong môi trường cần yếu tố bí mật…
Thì còn lại trong các giờ nghỉ, ngày nghỉ, gia đình, người thân đều có thể đến thăm. Mỗi tháng, tùy theo hoàn cảnh của gia đình, thường thăm vào cuối tuần. Được thăm 4, 5 lần vẫn được nếu có điều kiện. Riêng về thời gian gặp gỡ, tùy theo mỗi đơn vị quy định khác nhau chứ không có một khung thời gian chung cho tất cả”.
Theo thiếu tá Phong, quân nhân trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự vẫn có thể xem phim, nghe nhạc, giải trí bình thường vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ. Và tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của từng cơ quan mà có thể có những khu vui chơi giải trí cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Về chế độ ưu tiên, thiếu tá Phong cho biết: “Chế độ ưu tiên khá nhiều.
Có thể kể ra một số chế độ cơ bản như: được cấp bảo hiểm cho cha mẹ ruột, cha mẹ vợ, vợ, con. Bên cạnh đó còn được miễn giảm học phí cho con, được đi học nghề khi có nhu cầu, nguyện vọng. Chưa kể là được bảo lưu kết quả học, được ưu tiên xin việc làm hoặc bảo lưu vị trí làm…”.