Nghề Bác Sĩ Thú Y: Khối Thi, Mức Lương & Cơ Hội Phát Triển

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên

Bác sĩ thú y không chỉ là nghề cao quý giúp chăm sóc sức khỏe cho động vật, mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cùng mức thu nhập ổn định. 

Nghề Bác Sĩ Thú Y: Khối Thi, Mức Lương & Cơ Hội Phát Triển
Nghề Bác Sĩ Thú Y: Khối Thi, Mức Lương & Cơ Hội Phát Triển

Bác sĩ thú y là gì? 

Bác sĩ thú y không chỉ giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các loài động vật mà còn góp phần đảm bảo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho con người. Đây là động lực quan trọng giúp nhiều bạn trẻ chọn lựa và theo đuổi ngành nghề này.

Bác sĩ thú y được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc như chẩn đoán bệnh, sử dụng dược phẩm, hoá chất, vắc xin phòng bệnh, và xây dựng chương trình nuôi dưỡng, dinh dưỡng cho động vật.

Điểm chung quan trọng nhất là họ đều phải có tình yêu với động vật để từ đó, mỗi công việc được thực hiện với hiệu quả tốt nhất. Danh xưng “bác sĩ thú y” là một danh xưng được bảo vệ và chỉ dành cho những người đủ điều kiện, qua đào tạo chính quy và được cấp phép.

Bác sĩ thú y là gì? 
Bác sĩ thú y là gì?

Mỗi bác sĩ thú y có thể chọn lựa lĩnh vực chuyên môn khác nhau, từ điều trị động vật thông thường như chó, mèo, đến chuyên sâu về gia súc, động vật vườn thú, bò sát… Qua đó, họ góp phần tạo ra một môi trường sống cân bằng và khỏe mạnh cho tất cả mọi người.

Những tố chất cần có để trở thành bác sĩ thú y.

Để khám phá bản thân rằng mình có thật sự phù hợp với ngành thú y, hoặc những yếu tố then chốt giúp bạn trở thành một bác sĩ thú y giỏi, thì bên dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể tham khảo: 

Niềm đam mê động vật

Đây là yếu tố cốt lõi cho bất kỳ bác sĩ thú y nào. Sự yêu thích và đam mê đối với động vật sẽ là nguồn động viên lớn, giúp họ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho động vật một cách tận tâm.

Kiên trì và tận tâm

Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tận tâm không ngừng, nhất là khi xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc phức tạp trong chăm sóc sức khỏe động vật.

Khả năng quan sát và chẩn đoán

Một bác sĩ thú y giỏi cần phải có khả năng quan sát kỹ càng và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của động vật, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp tốt với chủ nuôi động vật là rất quan trọng để hiểu rõ hơn về tình trạng của động vật và cung cấp hướng dẫn chăm sóc hợp lý.

Những tố chất cần có để trở thành bác sĩ thú y.
Những tố chất cần có để trở thành bác sĩ thú y

Tinh thần trách nhiệm

Bác sĩ thú y cần có trách nhiệm cao đối với công việc, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho động vật mình chăm sóc.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Phải linh hoạt và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe phức tạp của động vật, cũng như các tình huống khẩn cấp khác.

Tinh thần hợp tác và làm việc nhóm

Làm việc trong môi trường đa ngành nghề đòi hỏi sự phối hợp và làm việc nhóm hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc.

Kỹ năng kỹ luật và quản lý thời gian

Quản lý thời gian và sắp xếp công việc một cách hiệu quả là rất cần thiết để đảm bảo mỗi động vật đều nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Bên cạnh những tố chất trên, để thực sự thành công trong nghề, bác sĩ thú y cũng cần có nền tảng kiến thức vững chắc, bằng cấp chính quy và không ngừng nâng cao tay nghề để thích nghi với những thách thức mới và cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Chọn khối thi nào để đậu Bác sĩ thú y?

Nhiều phụ huynh và các em học sinh có thắc mắc rằng bác sĩ thú y học khối nào và xét tuyển dựa trên những môn học nào? Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi ngành học được phép xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. 

Đối với ngành Thú y, mặc dù thông thường chỉ có 1 đến 2 tổ hợp môn được sử dụng, nhưng một số trường lại mở rộng cơ hội cho thí sinh bằng việc sử dụng tới 4 tổ hợp môn.

Chọn khối thi nào để đậu Bác sĩ thú y?
Chọn khối thi nào để đậu Bác sĩ thú y?

Cụ thể, tại Đại học Nông Lâm TP.HCM và Đại học Cần Thơ, ngành Thú y xét tuyển dựa trên 4 tổ hợp môn chính là A00 (Toán, Lý, Hóa), B00 (Toán, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh) và D08 (Toán, Sinh, Anh). Điều này giúp thí sinh có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân của mình.

Top 10 trường đang đào tạo ngành Thú y – Chăn nuôi tốt nhất tại Việt Nam

Theo từ nhiều nguồn tham khảo và đánh giá thì Đào tạo liên tục Gangwhoo sẽ gợi ý cho bạn top 10 trường đại học và học viện có đào tạo ngành thú y chất lượng nhất tại Việt Nam: 

  1. Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam: Ngành Thú Y
  2. Đại Học Lâm Nghiệp: Ngành Thú Y
  3. Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM: Khoa Chăn Nuôi Thú Y
  4. Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM (HUTECH): Ngành Thú Y
  5. Trường Đại Học Đông Đô: Ngành Thú Y
  6. Trường Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế: Ngành Thú Y
  7. Trường Đại Học Cần Thơ: Ngành Thú Y
  8. Trường Đại Học Hùng Vương: Ngành Thú Y
  9. Trường Đại Học Tây Nguyên: Ngành Thú Y
  10. Trường Đại Học Trà Vinh: Ngành Thú Y

Điểm chuẩn mới nhất của ngành thú y

Đối với những năm gần đây, thì tình trạng điểm chuẩn cho ngành Thú y đã chứng kiến sự tăng tiến đáng chú ý. Cụ thể là thấp nhất với 15 điểm và cao tới mức 24 điểm (tùy theo trường). Sự tăng trưởng của mức điểm tối đa này không chỉ phản ánh nhu cầu cao đối với ngành nghề này mà còn chỉ ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thí sinh.

Xem thêm: Ngành Bác Sĩ Thú Y Lấy Bao Nhiêu Điểm? Điểm Chuẩn Ngành Thú Y 2023?

Học bác sĩ thú y được chia bao nhiêu nhóm chuyên ngành?

Tùy vào từng trường mà được chia ra các nhóm chuyên ngành khác nhau. Cụ thể tại trường ĐH Hutech, được chia thành 4 chuyên ngành như sau:

Chăm sóc và thẩm mỹ thú cưng

 Đào tạo kỹ năng chăm sóc cơ bản đến nâng cao như tắm, cắt tỉa lông, vệ sinh tai, cắt móng, phẫu thuật thẩm mỹ, tiêm phòng, khách sạn thú cưng, tư vấn dinh dưỡng, dịch vụ xét nghiệm, nha khoa, và điều trị nội trú.

Bệnh học thú y

Bao gồm việc học về các căn bệnh thú y, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, ngoại khoa và giải phẫu bệnh, cùng với pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh.

Bác sĩ thú y

Nội dung đào tạo tập trung vào khám và điều trị, điều trị nội trú, tiêm phòng, tư vấn dinh dưỡng, dịch vụ xét nghiệm, chỉnh hình xương, hộ sinh, phẫu thuật, pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, triệt sản, cấp cứu.

Học bác sĩ thú y được chia bao nhiêu nhóm chuyên ngành?
Học bác sĩ thú y được chia bao nhiêu nhóm chuyên ngành?

Công nghệ thú y

Đào tạo về ứng dụng công nghệ mới trong chẩn đoán bệnh, quản lý dữ liệu thông tin từ phòng khám/bệnh viện, trang trại, và hệ thống dữ liệu tại các cơ quan quản lý cấp cao; ứng dụng công nghệ cảm ứng và kỹ thuật số trong giám sát và ngăn chặn dịch bệnh.

Mỗi nhóm chuyên ngành này đều tập trung vào những kỹ năng và kiến thức cụ thể, đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành thú y từ chăm sóc thú cưng đến quản lý và phòng chống dịch bệnh thú y.

Các môn được học của ngành Thú y và thời gian học bao lâu?

Ngành thú y là một lĩnh vực đầy thách thức và hấp dẫn, đòi hỏi kiến thức sâu rộng và kỹ năng thực hành vững chắc. Học thú y thường kéo dài khoảng 2 đến 4.5 năm, trong đó, sinh viên sẽ được tiếp cận với một loạt các môn học cơ bản và chuyên sâu để chuẩn bị cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe động vật. Các môn học chính thường bao gồm:

  1. Sinh học động vật:Nghiên cứu về các loài động vật, cấu trúc và chức năng cơ thể họ.
  2. Sinh học tế bào và phân tử: Cơ sở của mọi sự sống, giúp hiểu rõ các cơ chế hoạt động ở cấp độ tế bào và phân tử.
  3. Bệnh học đại cương và khái niệm về bệnh truyền nhiễm: Học về các loại bệnh, cách chúng lan truyền và ảnh hưởng đến cơ thể động vật.
  4. Miễn dịch học: Nghiên cứu về hệ thống miễn dịch của động vật và cách chúng phản ứng với các mầm bệnh.
  5. Nghiên cứu thú y và thuốc thú y: Tập trung vào việc phát triển và áp dụng các phương pháp điều trị mới.
  6. Các bệnh mới nổi, sức khỏe cộng đồng và tính bền vững: Học về các bệnh động vật mới nổi và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường.
  7. Thuốc động vật học: Nghiên cứu về các loại thuốc và cách chúng được sử dụng để điều trị động vật.
  8. Dinh dưỡng động vật: Học về nhu cầu dinh dưỡng và cách thức cung cấp chế độ ăn uống cân đối cho động vật.
  9. Sinh lý và hành vi của động vật: Tìm hiểu về các quá trình sinh lý bên trong cơ thể động vật và hành vi của chúng.
  10. Nguyên tắc sinh học: Cung cấp kiến thức cơ bản về sinh học, là nền tảng cho tất cả các môn học khác.
  11. Thực hành dược thú y: Học về cách sử dụng thuốc trong điều trị và chăm sóc động vật.
  12. Sinh thái quần thể và quản lý động vật hoang dã: Nghiên cứu về quần thể động vật hoang dã và cách quản lý chúng một cách bền vững.
  13. Vệ sinh thú y: Học về các biện pháp duy trì vệ sinh và phòng tránh bệnh tật cho động vật.
  14. Luật thú y: Nắm vững các quy định pháp lý liên quan đến ngành nghề và bảo vệ quyền lợi cho động vật.
Các môn được học của ngành Thú y và thời gian học bao lâu?
Các môn được học của ngành Thú y và thời gian học bao lâu?

Xem thêm: Bác Sĩ Thú Y Học Mấy Năm? Tiêu Chuẩn Đầu Ra Ngành Thú Y?

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Ngành thú y tại Việt Nam đang trên đà khởi sắc với cơ hội làm việc rộng mở do nhu cầu chăm sóc vật nuôi tăng theo kinh tế và chất lượng cuộc sống. Mặc dù số lượng sinh viên ra trường hàng năm không nhiều và ngành này đang thiếu hụt nhân sự chất lượng.

Nhưng đây lại là cơ hội cho các bạn trẻ đam mê có thể tự khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực như làm việc tại các trạm thú y, viện nghiên cứu, bệnh viện và phòng mạch thú y, hoặc thậm chí tự mở phòng khám, bệnh viện thú y nếu có đủ điều kiện và kinh nghiệm.

Mức lương của bác sĩ thú y là bao nhiêu? 

Theo PGS-TS Lê Quang Thông, Trưởng khoa Chăn nuôi thú y tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, mức lương bác sĩ thú y sau khi tốt nghiệp thường khá khiêm tốn. Ông cho biết rằng mức lương khởi điểm của bạn thường nằm trong khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng mỗi tháng.

Điều này phản ánh thực tế rằng ngành thú y không phải là ngành có mức lương cao ngay từ đầu, khác biệt với những quan niệm không chính xác rằng họ có thể kiếm được 40-50 triệu đồng mỗi tháng ngay sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, PGS-TS Thông cũng chia sẻ thêm rằng sau khoảng 5 năm làm việc và nếu đạt được vị trí quản lý, mức lương của những người làm trong lĩnh vực này có thể tăng đáng kể, đạt mức từ 30 đến 50 triệu đồng mỗi tháng. Điều này cho thấy, mặc dù bắt đầu có phần khiêm tốn, nhưng cơ hội phát triển và tăng thu nhập trong ngành thú y vẫn rất rộng mở cho những người có kỹ năng và kinh nghiệm.

Như vậy Đào tạo liên tục đã giải đáp cho bạn các thông tin xoay quanh ngành nghề bác sĩ thú y. Từ đó có cái nhìn tổng quan về ngành thú y, giúp việc lựa chọn ngành nghề của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đào tạo liên tục chúc bạn sức khỏe và thành công trên con trường mình đã chọn.

5/5 - (2 bình chọn)
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay