Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên

Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự luôn được đề cao. Tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhằm đảm bảo sức mạnh quân sự của đất nước và bảo vệ đất nước an toàn trong thời bình.

Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi nào được đăng ký nghĩa vụ quân sự? Những câu hỏi này không chỉ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam, mà còn thể hiện tinh thần yêu nước và bảo vệ Tổ quốc. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nghĩa vụ quân sự, chúng tôi xin trình bày một số thông tin cần thiết trong bài viết sau đây.

Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Đối với công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự, họ phải luôn giữ vững lòng trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Họ phải sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Công dân luôn tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên định bảo vệ tài sản của đất nước, cũng như không ngần ngại bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Họ phải là tấm gương trong việc thực hiện, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định, quy chế của khi tham gia nghĩa vụ quân sự.

Bên cạnh đó, không ngừng học tập, rèn luyện về mọi mặt: chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, tính tổ chức, kỷ luật, thể lực. Liên tục nâng cao bản lĩnh chiến đấu và vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Đối với công dân Việt Nam, đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng cách lập hồ sơ theo quy định của pháp luật. Độ tuổi để đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:

  • Nam từ 17 tuổi trở lên.
  • Nữ từ 18 tuổi trở lên, nhưng phải thuộc trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 7 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Tuy nhiên, độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự không phải là độ tuổi được gọi nhập ngũ. Theo Điều 30 chương IV của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi được gọi nhập ngũ là từ 18 tuổi đến 25 tuổi đối với nam, và từ 18 tuổi đến 27 tuổi đối với nam đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ do đang theo học trình độ cao đẳng, đại học.

Ngoài ra, để được gọi nhập ngũ, công dân còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe và văn hóa, theo Thông tư số 148/2018/TT-BQP. Riêng đối với công dân tham gia Công an nhân dân, còn phải tuân thủ các quy định tại Điều 31 chương IV của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điều 7 của Luật Công an nhân dân.

Điều kiện đủ độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự? trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự
Điều kiện đủ độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự? Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Xem thêm: Đi nghĩa vụ quân sự có được đóng bảo hiểm

Làm những gì khi đi nghĩa vụ quân sự?

Đi nghĩa vụ quân sự làm gì? Nghĩa vụ quân sự là một trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc. Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, bạn sẽ phải làm những gì? Dưới đây là những thông tin bạn cần biết:

Phục vụ tại ngũ

Phục vụ tại ngũ là tham gia vào các hoạt động quân sự theo nhiệm vụ được giao cho từng đơn vị và vị trí công tác trong quân đội.

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong thời bình là 24 tháng.

Tuy nhiên, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan , binh sĩ có thể được gia hạn thêm nhưng không quá 6 tháng trong những trường hợp sau:

  • Để đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
  • Đang thực hiện nhiệm vụ trong việc phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Ngoài ra, khi có tình huống chiến tranh hoặc tình huống khẩn cấp về quốc phòng thì thời hạn phục vụ tại ngũ của các binh sĩ, hạ sĩ quan, sẽ thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu các hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ được ưu tiên sử dụng vào những vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định.

Nếu sau khi kết thúc thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định, hạ sĩ quan, binh sĩ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu binh sĩ hạ sĩ quan, tự nguyện đồng thời quân đội cũng có yêu cầu thì được tuyển chọn sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân dân chuyên nghiệp hoặc là công nhân, viên chức quốc phòng theo luật pháp quy định.

Làm những gì khi đi nghĩa vụ quân sự? trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự
Làm những gì khi đi nghĩa vụ quân sự? Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Xem thêm: Tiểu đường có phải đi nghĩa vụ quân sự không

Phục vụ trong ngạch dự bị

Phục vụ trong ngạch dự bị thì hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ hạng một và hạ sĩ quan, binh sĩ hạng hai.

Việc huấn luyện đối với những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một, cụ thể:

  • Tổng thời gian huấn luyện và diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên không quá 12 tháng
  • Mỗi năm, số lượng hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị hạng một sẽ được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
  • Dựa vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quyết định: phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; quy định giữa các lần huấn luyện, được gọi các hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày.

Nếu cần thiết thì có thể giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định đã được nêu rõ tại điểm a khoản 1 Điều này.

trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự - Phục vụ trong ngạch dự bị
Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự – Phục vụ trong ngạch dự bị

Đối với binh sĩ dự bị hạng hai thì việc huấn luyện được quy định chi tiết cụ thể trong Nghị định 14/2016/NĐ-CP tại chương IV:

Huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai phải đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng và thời gian, đúng nội dung, chương trình quy định cho từng đối tượng; phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân.

Trước khi tập trung huấn luyện, diễn tập, những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã được biên chế vào đơn vị dự bị động viên phải được kiểm tra sức khỏe.

Đào tạo liên tục, đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về trách nhiệm của công dân trong độ tuổi quân sự. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay