Chất lượng giảng viên tham gia giảng dạy tại các khoá đào tạo liên tục đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của khoá học, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế. Vậy tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục bao gồm nhưng gì?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này dựa vào cơ sở quy định về tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục theo Thông tư 22/2013/TT-BYT Hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế được Bộ Y tế ban hành ngày 09/08/2013. Mời bạn đọc theo dõi.
Đào tạo liên tục CME là gì?
Đào Tạo Liên Tục là hoạt động đào tạo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của hệ thống y tế.
Khái niệm đào tạo liên tục trong tiếng Anh là Continuing Medical Education. Đây là hoạt động có mục đích bồi dưỡng, trau dồi và cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và thái độ của các cán bộ y tế.
Bộ Y tế rất coi trọng hoạt động đào tạo liên tục. Bằng chứng là Bộ đã ban hành Thông tư 22/2013/TT-BYT Hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Trong đó có nếu rõ định nghĩa đào tạo liên tục là gì tại Khoản 1 Điều 3 như sau:
Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (Continuing Medical Education – CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional Development – CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân.
Tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên trong công tác đào tạo liên tục
Trước khi nói về tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục, hãy tìm hiểu sơ qua về tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên đối với sự thành công cùa các khoá đào tạo liên tục cme.
Bất kỳ một khoá học đào tạo liên tục cán bộ y tế (CME) nào nếu muốn thành công đều cần có đội ngũ giảng viên là những người có đủ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy. Giúp truyền đạt kiến thức hiệu quả đến học viên, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn của học viên, và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của hệ thống y tế.
Chính vì tầm quan trọng của giảng viên giảng dạy các lớp đào tạo liên tục mà Bộ Y tế đã đưa ra tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục vào trong quy định về đào tạo liên tục như sau:
Tiểu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục theo quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BYT và Thông tư 26/2020/TT-BYT
Tiểu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục được Bộ Y tế quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BYT ban hành ngày 09/08/2013, sau đó được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư 26/2020/TT-BYT ban hành ngày 28/12/2020.
Quy định cụ thể về tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục ở 2 thông tư cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục quy định tại Điều 9 Thông tư 22/2013/TT-BYT
- Các khóa đào tạo liên tục phải bố trí đủ giảng viên, trợ giảng đạt tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm, chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế để bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Giảng viên đào tạo liên tục phải được đào tạo về phương pháp dạy – học y học.
- Giảng viên dạy lâm sàng phải là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm sàng.
Tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2020/TT-BYT
- Có kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu 24 tháng liên tục đến thời điểm giảng dạy phù hợp với chuyên ngành giảng dạy; trình độ chuyên môn của người giảng dạy không được thấp hơn trình độ của học viên tham gia khóa đào tạo.
- Giảng viên đào tạo thực hành lâm sàng phải có chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chương trình, đối tượng đào tạo liên tục.
- Giảng viên đào tạo liên tục phải được đào tạo về phương pháp dạy – học y học theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với giảng viên đào tạo thực hành lâm sàng phải được bồi dưỡng về phương pháp dạy – học lâm sàng theo quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.”
So sánh về tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên được quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BYT và Thông tư 26/2020/TT-BYT, dễ dàng nhận thấy những quy định về tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục tại Thông tư 26/2020/TT-BYT chi tiết hơn và khắt khe hơn.
Điều này chứng tỏ Bộ Y tế rất coi trọng đánh giá tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục, mong muốn các khoá đào tạo cho cán bộ y tế sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Trung tâm đào tạo liên tục bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo – Đơn vị được Bộ Y tế cấp phép đào tạo liên tục cho cán bộ y tế
Bệnh viện Thẩm mỹ Gangwhoo là cơ sở đào tạo liên tục đã được Bộ Y tế phê duyệt cấp phép đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, với mã cơ sở đào tạo liên tục là C01.38.
Các lớp đào tạo liên tục tại Bệnh viện Thẩm mỹ Gangwhoo được tổ chức thường xuyên với chủ để đa dạng. Được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên giỏi, dày dạn kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác đào tạo liên tục.
Tham gia đào tạo liên tục tại Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo, học viên sẽ được học tập và thực hành trong một môi trường chuyên nghiệp và được cấp chứng nhận, chứng chỉ đào tạo liên tục sau khi hoàn thành khoá học.
Học viên có nhu cầu tham gia các khoá đào tạo liên tục tại bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo xin vui lòng liên hệ tới Trung tâm đào tạo liên tục – Bệnh viện Thẩm mỹ Gangwhoo theo địa chỉ:
- Điện thoại: 0931 679 139
- Hotline: 0939 976 779
- Website: www.daotaolientuc.edu.vn
- Fanpage: www.facebook.com/daotaolientuc.benhvienthammygangwhoo
Lời kết
Trên đây đã trình bày đến bạn đọc toàn bộ những tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục theo quy định trong Thông tư 22/2013/TT-BYT và Thông tư 26/2020/TT-BYT. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.