Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao phải ban hành luật nghĩa vụ quân sự và quy định chặt chẽ trong việc tham gia nhập ngũ trong xã hội ngày nay? Có nhất thiết là phải chấp hành nghiêm chỉnh theo những gì pháp luật đề ra hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được các câu hỏi trên.
Tại sao phải ban hành Luật nghĩa vụ quân sự?
Việt Nam ta có truyền thống yêu nước và gìn giữ nước nhà qua các thế hệ từ thời cha ông cho đến thời bình. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước hoà bình như ngày nay, chúng ta cần phải triển khai và thắt chặt hơn nữa việc tổ chức tham gia nghĩa vụ quân sự cho các công dân đã đủ tuổi nhập ngũ.
Vậy mục đích chính để trả lời cho các thắc mắc của nhiều người về việc tại sao phải ban hành Luật nghĩa vụ quân sự là gì?
Hình thức tham gia nghĩa vụ quân sự ngoài nhiệm vụ chính là bảo vệ Tổ quốc ra còn giúp bạn nâng cao, rèn luyện được ý chí của bản thân trước các việc khó khăn trong cuộc sống.
Ai nằm trong nhóm đối tượng đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự
Những công dân nam từ đủ 17 tuổi trở lên sẽ bắt đầu tiến hành làm giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự để Ban chỉ huy phường/xã lập danh sác tổng hợp, sau đó khi đủ 18 tuổi họ sẽ bắt đầu nhận được giấy mời triệu tập tham gia khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự.
Công dân nam hoặc nữ nếu tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời bình sẽ nhận được các quyền lợi cá nhân và phải từ 18 tuổi.
Xem thêm: Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm
Những ai nằm trong nhóm đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Bên cạnh các đối tượng nhận được lệnh gọi thăm khám ra thì cũng sẽ có một số đối tượng thuộc các trường hợp đặc biệt được Luật quy định là không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự như:
Những người thuộc nhóm các đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành các hình phạt, cải tạo không giam giữ, chấp hành án treo, chưa được xoá án tích,…
Đang phải áp dụng các biện pháp cải tạo trực tiếp tại phường xã nơi cư trú, đưa vào các trường học, cơ sở, trung tâm cai nghiện, cơ sở bắt buộc,…
Những người đã bị tước quyền trong tham gia lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi hết các thời hạn nêu trên, công dân được quyền tham gia nghĩa vụ quân sự trở lại.
Đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự gồm những ai?
Ngoài các đối tượng đang vi phạm vào một trong các điều khoản Luật quy định ra thì còn có các đối tượng mắc các bệnh hay trường hợp thuộc danh mục Luật quy định được miễn việc tham gia nghĩa vụ quân sự như: người mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần, bệnh mãn tính và các trường hợp khác theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự.
Cơ quan nào có thẩm quyền trong việc đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Ban chỉ huy cấp phường/xã là người trực tiếp huy động, phát giấy kêu gọi các công dân đến tuổi nhập ngũ tham gia khám nghĩa vụ quân sự hằng năm.
Các đối tượng là sinh viên sống xa nhà, những người đã đi làm tại các cơ quan tổ chức khác ở xa sẽ được Ban chỉ huy phường/xã nơi học tập, làm việc tổ chức việc khám sức khoẻ và tổng hợp kết quả báo cáo lại với Ban chỉ huy quận/huyện để giúp nắm rõ tình hình.
Trường hợp cơ quan hoặc tổ chức đó không có Ban chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó sẽ có trách nhiệm thực hiện việc tổ chức khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự cho công dân tại nơi cư trú hiện tại.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
Ban chỉ huy phường/xã sẽ tổng hợp danh sách các công dân đang nằm trong đội tuổi 17 và tiến hành các công tác chuẩn bị cho việc đăng ký nghĩa vụ lần đầu tiên. Theo đó, những công dân này sẽ chính thức được gọi nhập ngũ theo khoảng thời gian tháng 4 của năm tới đối với những ai đã tròn 18 tuổi.
Các công dân phải trực tiếp đến Cơ quan đăng ký để làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu tiên.
Quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi thay đổi nơi cư trú hoặc tạm vắng
Tại sao phải ban hành Luật nghĩa vụ quân sự và đặc biệt là trong cuộc sống như ngày nay? Điều đó sẽ giúp Ban chỉ huy thắt chặt quản lý các công dân tại địa phương nơi cư trú của mình dễ dàng và nhanh chóng hơn. Luật nghĩa vụ quân sự ra đời còn là một cầu nối giúp tăng thêm tính đoàn kết trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung
Những công dân đã hoàn thành xong thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung rồi nhưng muốn thay đổi nơi cư trú, thay đổi trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khoẻ hoặc các thông tin cá nhân nào khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi học tập, cư trú
Công dân phải tiến hành đăng ký nghĩa vụ quân sự lại khi có sự thay đổi về nơi cư trú, học tập trong thời hạn 10 ngày ở Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu và tại nơi sẽ chuyển đến tiếp theo.
Những công dân nhận được giấy báo nhập học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học quốc dân cần phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự trước đó để làm thủ tục xin chuyển nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Sau khi thôi học, công dân cần phải làm giấy xin chuyển lại nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc làm việc mới. Những người đứng đầu cơ quan tổ chức mới có trách nhiệm bổ sung, tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung cho các công dân trước khi chuyển đến.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng
Những ai trước đó đã đăng ký nghĩa vụ quân sự rồi nhưng có việc tạm vắng trên 3 tháng cần phải đến nơi đã đăng ký trước đó làm giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng và khi trở về trong vòng 10 ngày phải tiến hành đăng ký nghĩa vụ quân sự lại.
Việc quản lý các công dân, đặc biệt là những công dân khi di chuyển khỏi nơi cư trú để đi làm, đi học xa nhưng có làm các giấy tờ, thủ tục về việc khai báo đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, thay đổi thì sẽ giúp Ban chỉ huy nắm rõ được tình hình hơn.
Thông qua bài viết này bạn sẽ biết được lý do và tầm quan trọng của việc tại sao phải ban hành Luật nghĩa vụ quân sự. Đây là một cách sẽ giúp Nhà nước quản lý công dân của mình tốt hơn và đồng thời cũng là các bước chuẩn bị tốt nhất trong các trường hợp bất khả kháng. Mong rằng qua bài viết mà Đào tạo liên tục vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định trên về nghĩa vụ quân sự.