Ngành Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Học Gì Và Ra Trường Làm Gì?

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên

Quá trình vận hành của 1 doanh nghiệp rất là phức tạo và có thể tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Để 1 doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển được tốt, việc kiểm tra, giám sát quá trình kinh doanh rất là cần thiết. Như 1 điều tất yếu, ngành quản trị kinh doanh được ra đời. Vậy thì ngành quản trị kinh doanh là gì? Cùng đào tạo liên tục Gangwhoo tìm hiểu về ngành học này nhé!

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH LÀ GÌ?

Ngành quản trị kinh doanh là 1 ngành tổng hợp gồm rất nhiều bộ mộn căn bản về “kinh doanh” và “quản trị”. Nói một cách khác, khi đăng ký chuyên ngành này, bạn sẽ được nhà trường đào tạo đầy đủ các kiến thức căn bản ở trong khối ngành kinh tế như kế toán, tài chính, nhân sự cho đến những chiến lược marketing, kinh doanh. Song song với những kiến thức trên, thì hệ thống tư duy, kỹ năng về lãnh đạo cũng như mô hình quản trị sao cho được tối đa hóa hiệu suất của công việc cũng là các môn học không thể nào thiếu của ngành đặc biệt này.

Quản Trị Kinh Doanh
Quản Trị Kinh Doanh

QUẢN TRỊ KINH DOANH CẦN HỌC NHỮNG MÔN GÌ?

Đúng như tên gọi của ngành, 1 khi đã chọn và theo đuổi quản trị kinh doanh, trong suốt 4 năm đại học bạn dần “quen mặt” với những môn liên quan đến “kinh doanh” và “Quản trị”.

Nói 1 cách thật dễ hiểu thì quản trị kinh doanh chính là tổ hợp kiến thức kinh tế rất nhiều ngành nghề liên quan gồm: Nhân sự, logistics, marketing, luật, kế toán, tài chính,…

Đăng ký học ngành này, thì bạn sẽ được đào tạo thật đầy đủ các kiến thức kinh tế đặc biệt là quản trị từ cơ bản cho đến chuyên sâu bao gồm:

  • Quản trị marketing
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Quản trị kế hoạch tài chính
  • Quản trị dự án
  • Quản trị về chiến lược kinh doanh
  • Quản trị truyền thông
  • Quản trị Logistic chuỗi cung ứng

Song song với những khối kiến thức chuyên ngành kinh tế và quản trị thì bạn cũng sẽ được học tư duy hệ thống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản trị, kỹ năng lãnh đạo đội nhóm và điều hành doanh nghiệp,…

Ở một số trường có môi trường đào tạo quốc tế như Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, thì sinh viên ngành Quản trị kinh doanh còn được đào tạo những kỹ năng mềm rất cần thiết như kỹ năng nói chuyện trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, đặc biệt sinh viên được học tăng cường và cải thiện trình độ nghe – nói – viết tiếng Anh ngay năm nhất đại học.

Xem thêm: ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không

Đặc biệt, nhờ mạng lưới rộng lớn của những mối quan hệ hợp tác chặt chẻ giữa HIU với những tập đoàn, doanh nghiệp và công ty lớn cả trong lẫn ngoài nước, thì sinh viên thường xuyên được tích lũy các kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp thông qua những buổi tọa đàm, talkshow, workshop giao lưu chia sẻ cùng những nhân vật nổi tiến là chuyên gia, doanh nhân trong nhiều lĩnh vực.

NHỮNG KHỐI THI VÀO QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đối với những bạn học sinh cuối cấp chuẩn bị bước vào giai đoạn thi cử thì việc chọn trường học và ngành học chính là điều quan tâm nhất. Bên cạnh đấy, việc chọn khối thi cũng là một điều vô cùng quan trọng. Vậy thì để vào học ngành quản trị kinh doanh, thì các bạn cần phải thi những khối sau:

  • A00 (Toán – Lý – Hóa)
  • A01 (Toán – Lý – Tiếng Anh)
  • D01 (Văn – Toán – Tiếng Anh)
  • D07 (Toán – Hóa Học – Tiếng Anh)

ĐIỂM CHUẨN CỦA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mức điểm chuản của ngành quản trị kinh doanh của những trường đại học sẽ dao động từ 16 – 26 điểm, tùy theo khối thi xét theo kết quả của thi THPT Quốc gia.

QUẢN TRỊ KINH DOANH HỌC TRƯỜNG NÀO?

Học quản trị kinh doanh ở đâu là một vấn đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu, dưới đây là danh sách các trường có ngành Quản trị kinh doanh theo khu vực.

– Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Công đoàn
  • Học viện Tài chính
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Công nghiệp Việt Hung
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Giao thông vận tải
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)
  • Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
  • Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
  • Đại học Thủy lợi
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Đông Đô
  • Đại học Thăng Long
  • Đại học Phương Đông
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Hòa Bình
  • Đại học FPT (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Nguyễn Trãi
  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  • Đại học Quốc tế Bắc Hà
  • Đại học Thành Tây
  • Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
  • Đại học Thành Đô

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
  • Học viện Hàng không Việt Nam
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Luật TP.HCM
  • Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Nông Lâm TP.HCM
  • Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Quốc tế Sài Gòn
  • Đại học Văn Lang

Ngành Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Học Gì Và Ra Trường Làm Gì?

HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH RA TRƯỜNG LÀ LÀM GÌ?

– Sau khi đã tốt nghiệp, cơ hội việc làm của các cử nhân quản trị kinh doanh rất là rộng mở, sinh viên có thể làm việc ở rất nhiều bộ phận khác nhau ở những tập đoàn và công ty như: Bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận kinh doanh, bộ phận hỗ trợ, bộ phận tiếp thị marketing của những công ty và tập đoàn về chứng khoán, tài chính,… với vị trí chuyên viên, thư ký, trưởng phòng và nhiều vị trí công việc khác.

– Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh sẽ có khả năng trở thành CEO quản trị hay giám đốc điều hành doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp, chuyên gia đàm phán thương mại và chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, các chiến lược kinh doanh,…

– Tự thành lập và điều hành công ty riêng.

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Để bạn có được cái nhìn tổng quan hơn khi trả lời “Mức lương của ngành quản trị kinh doanh bao nhiêu?” Đào tạo liên tục Gangwhoo sẽ tổng hợp mức lượng ở một số vị trí như sau:

  • Thử việc: Lương Dưới 3 triệu
  • Nhân viên kinh doanh: Lương Trung bình 5 – 7 triệu, biên độ dao động lương lớn vì có hoa hồng cao
  • Chuyên viên: Lương từ 8 – 15 triệu
  • Trưởng phòng: Lương Từ 10 – 20 triệu
  • Giám đốc: Lương phụ thuộc vào lợi nhuận doanh nghiệp, mức lương trung bình thường trên 20 triệu
  • Ngoài ra, với những nhân viên kỳ cựu, giàu kinh nghiệm và có thâm niên trong nghề từ 7 – 10 năm ở vị trí cấp trưởng phòng trở lên, thì mức thu nhập có thể lên đến 80 triệu đồng/ tháng.

HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CẦN CÓ NHỮNG TỐ CHẤT NÀO?

Sau khi đã hiểu rõ được bản chất của ngành quản trị kinh doanh là làm gì và học những gì, thì bạn cũng cần phải đánh giá xem bản thân liệu có phù hợp với bộ môn đặc thù này.

Thông thường, thì đây sẽ là chuyên ngành cực kỳ phù hợp cho các bạn trẻ năng động, có máu kinh doanh và đam mê khởi nghiệp. Nhưng đam mê là chưa đủ, khả năng về tư duy hệ thống với tầm nhìn về chiến lược và sự nhạy bén ở trong kinh doanh cũng là các yếu tố vô cùng là cần thiết. Không chỉ đến từ quá trình về học tập rèn luyện, bản thân tính cách cũng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Đừng có bỏ qua “lý thuyết con nhóm” và bộ trắc nghiệm tính cách MBTI để có thể đánh giá độ tương thích của bản thân ngành nghề này nhé.

Ngành Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Học Gì Và Ra Trường Làm Gì?

Nhưng nếu bản thân bạn vẫn đang còn hoang mang ở trong hành trình truy tìm đảm mê, vậy ngành quản trị kinh doanh cũng là 1 lựa chọn lý tưởng. Vì đam mê không giống như một cuốn sách trên giá sẽ cho bạn lựa chọn mà đến từ trải nghiệm và thành công. Với cơ hội trải nghiệm không ngừng những lĩnh vực ở trong ngành kinh tế, bạn nhanh chóng khám phá ra được đam mê đích thức của mình thôi!

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay