Quân hàm nghĩa vụ quân sự bao gồm những cấp bậc nào? Công dân mới tham gia NVQS được cấp quân hàm nào?
Trong quân đội nhân dân Việt Nam, các quân nhân được phân chia theo các cấp bậc quân hàm khác nhau, từ sĩ quan, hạ sĩ quan đến binh sĩ. Các cấp bậc quân hàm này được xác định dựa trên hai Luật quan trọng là Luật Sĩ quan đội nhân Việt Nam và Luật Nghĩa vụ quân sự. Bằng cách sử dụng hệ thống quân hàm, quân đội nhân dân Việt Nam có thể nhận biết được cấp bậc và quân chủng của mỗi quân nhân trong lực lượng.
Các Quân Hàm Nghĩa Vụ Quân Sự Trong Quân đội
Theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (được sửa đổi và bổ sung vào năm 2014), sĩ quan quân đội được phân chia thành 03 cấp, mỗi cấp bao gồm 04 bậc. Thứ hạng của các bậc quân hàm từ cao đến thấp như sau:
CẤP TƯỚNG
- Đại Tướng
- Thượng tướng, Đô đốc Hải quân
- Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân
CẤP TÁ
- Đại tá
- Thượng tá
- Trung tá
- Thiếu tá
CẤP ÚY
- Đại úy
- Thượng úy
- Trung úy
- Thiếu úy
Xem thêm: Khám bộ phận sinh dục nghĩa vụ quân sự
Cấp Bậc Quân Hàm Nghĩa Vụ Quân Sự Của Hạ Sĩ Quan – Binh Sĩ
Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, cấp bậc quân hàm của binh sĩ, hạ sĩ quan được phân thành 05 bậc. Trong đó, quân hàm binh sĩ gồm có 02 bậc là binh nhất và binh nhì.
Quân hàm hạ sĩ quan gồm có 03 bậc là hạ sĩ, trung sĩ và thượng sĩ. Các cấp bậc quân hàm này được xét duyệt và trao tặng theo các tiêu chí về thời gian phục vụ, năng lực chuyên môn, đạo đức và kỷ luật
Ký Hiệu Cấp Bậc Quân Hàm Nghĩa Vụ Quân Sự
Quân đội nhân dân Việt Nam có hệ thống quân hàm để phân biệt các cấp bậc và quân chủng của các quân nhân. Quân hàm của quân đội Việt Nam gồm 5 cấp 18 bậc theo thứ tự từ thấp đến cao là: Binh nhì, Binh nhất, Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ, Học viên, Thiếu úy, Trung úy, Thượng úy, Đại úy, Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá, Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng, Đại tướng.
Mỗi quân chủng có một màu viền riêng biệt trên quân hàm để phân biệt: Lục quân: màu đỏ Không quân và Phòng không: màu xanh da trời; Hải quân: màu tím Các quân chủng này có màu nền chung là màu vàng. Bộ đội biên phòng có màu viền đỏ như Lục quân nhưng màu nền xanh lá.
Cảnh sát biển có màu nền xanh dương và màu viền vàng. Quân hàm cấp tướng có hình trống đồng và số sao từ 1 đến 4 tùy theo cấp bậc: Thiếu tướng (1 sao), Trung tướng (2 sao), Thượng tướng (3 sao), Đại tướng (4 sao).
Quân hàm cấp tá có hai vạch ngang và số sao từ 1 đến 4 tùy theo cấp bậc: Thiếu tá (1 sao), Trung tá (2 sao), Thượng tá (3 sao), Đại tá (4 sao).
Quân hàm cấp úy có một vạch ngang và số sao từ 1 đến 4 tùy theo cấp bậc: Thiếu úy (1 sao), Trung úy (2 sao), Thượng úy (3 sao), Đại úy (4 sao).
Các cấp bậc tướng, tá, úy được gọi chung là Sĩ quan nghiệp vụ. Đây là cấp cao nhất của sĩ quan trong quân đội Việt Nam. Dưới Sĩ quan nghiệp vụ là Hạ sĩ quan, Học viên và Binh sĩ. Các cấp bậc này không có sao trên quân hàm. Hạ sĩ quan có ba cấp bậc: Thượng sĩ (3 vạch ngang), Trung sĩ (2 vạch ngang), Hạ sĩ (1 vạch ngang). Ngoài ra, quân đội Việt Nam còn phân thành sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp. Sĩ quan là người được học trường sĩ quan hoặc được cử đi học.
Sau khi ra trường sẽ làm chỉ huy các đơn vị từ trung đội trở lên. Sĩ quan chuyên ngành gì thì huấn luyện lính và công tác trong ngành đó. Quân nhân chuyên nghiệp là người được thi vào các trường trung cấp, cao đẳng hoặc được cử đi học khi đang làm nghĩa vụ. Sau khi học xong sẽ được phong sao ngạch thiếu úy hoặc trung úy nếu bằng giỏi.
Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong chuyên ngành nào sẽ dưới sự chỉ đạo của sĩ quan đó. Quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp có một vạch tơ màu hồng dọc cấp hiệu để phân biệt với sĩ quan chỉ huy. Cấp bậc cao nhất là thượng tá và thấp nhất là thiếu úy.
Xem thêm: Sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự có được miễn học phần giáo dục quốc phòng?
Điều Kiện Để Chiến Sĩ Tham Gia NVQS Được Thăng Cấp Bậc Quân Hàm
Để được chuyển từ chiến sĩ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự sang ngạch sĩ quan trong Quân đội, chiến sĩ phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật. Hiện nay, chiến sĩ đang tại ngũ không có cơ hội được phong hàm sĩ quan trực tiếp trong Quân đội, nhưng có thể theo đuổi hàm sĩ quan qua các cách sau: Đầu tiên, trở thành quân nhân chuyên nghiệp.
Sau khi hoàn thành thời gian tại ngũ, chiến sĩ có thể chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp nếu đạt các điều kiện quy định tại Điều 14, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015. Theo đó để được chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp phải có:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ Quân đội;
- Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp. Khi đã là quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân cần phải cố gắng học tập và rèn luyện, nếu đủ các điều kiện của ngạch sĩ quan sẽ được chuyển từ quân nhân chuyên nghiệp sang ngạch sĩ quan.
- Trong thời gian phục vụ tại ngũ chiến sĩ có thể thi vào các trường đào tạo sĩ quan trong Quân đội bằng cách ôn thi và dự thi THPT quốc gia. Tuy nhiên để làm được điều này yêu cầu các chiến sĩ trong thời gian tại ngũ phải có các tiêu chí về phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực công tác và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Như vậy Đào tạo liên tục đã cung cấp cho bạn những thông tin về quân hàm nghĩa vụ quân sự. Với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được những định hướng, phát triển bản thân cũng như lộ trình thăng tiến của mình. Đào tạo chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn.