Ngành y khoa là ngành nghề được nhiều phụ huynh học sinh và thí sinh hướng đến, bởi ngành y là ngành nghề danh giá và cứu sống nhiều tính mạng con người. Để đậu được ngành y thí sinh phải trải qua nhiều cuộc thi vô cùng khắc nghiệt và tỉ lệ chọi khá cao. Do đó, khi muốn thi tuyển vào ngành y khoa, người học cần tìm hiểu kỹ ngành y khoa là gì, tổ hợp các môn thi và điểm chuẩn các trường với nhau. Trong bài viết này, Đào tạo liên tục Gangwhoo giúp thiệu đến bạn ngành y khoa là gì và điểm chuẩn hiện nay.
Ngành y khoa là gì?
Ngành y khoa là gì? Ngành y khoa hay còn gọi là ngành y đa khoa, ngành đào tạo nhiều bác sĩ đa khoa để điều trị các bệnh cấp tính và mãn tính. Các bác sĩ đa khoa sẽ làm nhiệm vụ thăm khám, chuẩn đoán bệnh, điều trị các bệnh và đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc phục hồi sức khỏe. Mục tiêu đào tạo bác sĩ của ngành y khoa là bồi dưỡng và đào tạo những người thầy tuốc có y đức, hết lòng tận tụy vì bệnh nhân và cộng đồng.
Các khối thi vào ngành y khoa
Sau khi tìm hiểm ngành y khoa là gì, thí sinh cần biết các khối thi vào ngành y khoa để có định hướng ôn thi và làm bài thi thật tốt. Dưới đây là các khối thi ngành y khoa các bạn nên biết:
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Với tổ hợp 4 khối thi này, ngành y khoa đã và đang mở ra nhiều cơ hội để các bạn thí sinh chuyên tâm học hành và theo đuổi nghề y yêu thích.
Điểm chuẩn ngành y khoa là gì?
Ngành y khoa có rất nhiều thí sinh hướng đến. Nhưng song song đó tỉ lệ chọi rất thấp, bởi các thí sinh học giỏi và khá mới có thể đạt được mức điểm như mong nuôn. Điểm chuẩn ngành y khoa luôn luôn đứng vị trí cao. Theo khảo sát những năm gần đây, điểm chuẩn ngành y khoa giao động từ 18 điểm đến 26 điểm,mức điểm chuẩn này các thí sinh phải thực sự cố gắng mới có có hội đậu vào trường y danh giá.
Ngành y là một ngành cực HOT nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn thí sinh và phụ huynh học sinh. Nên sau khi tìm hiểu ngành y khoa là gì thì các trường đào tạo ngành y khoa hiện nay là điều mà các bạn học sinh quan tâm. Dưới đây là các trường đào tạo ngành y khoa hiện nay.
Các trường đào tạo ngành y khoa hiện nay
1. Các trường đào tạo ngành y khoa khu vực miền Bắc
- Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương
- Khoa y dược – đại học quốc gia Hà Nội
- Đại học Y Hà Nội
- Đại học y dược Thái Bình
- Đại học y dược – Đại học Thái Nguyên
- Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
- Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam
- Đại học y dược Hải Phòng
2. Khu vực miền Trung
- Đại học y dược – Đại học Huế
- Đại học Phan Châu Trinh
- Đại học dân lập Duy Tân
- Đại học y khoa Vinh
- Khoa y dược – Đại học Đà Nẵng
- Đại học kỹ thuật y dược Đà Nẵng
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Buôn Ma Thuột
3. Khu vực miền Nam
- Đại học Trà Vinh
- Khoa y – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Đại học y khoa Nguyễn Tất Thành
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Tân Tạo
- Đại học y dược Cần Thơ
- Đại học Võ Trường Toản
- Đại học quốc tế Hồng Bàng
Hiện nay, trường đại học đào tạo ngành y tại Việt Nam rất nhiều, trải dài từ Bắc vào Nam các bạn thí sinh dễ dàng chọn lựa đăng ký trường đại học đào tạo y khoa phù hợp.
Ngành y khoa học những gì?
Sau khi tìm hiểu ngành y khoa là gì thì ngành y khoa được học những gì chính là điều quan tâm của nhiều bạn thí sinh. Để các bạn thí sinh không hoang mang thì dưới đây là chương trình đào tạo ngành y trong suốt thời gian học tập tại trường.
Năm thứ nhất | |
1 | Giáo dục quốc phòng |
2 | Toán cao cấp |
3 | Vật lý – Lý sinh |
4 | Hóa đại cương – Hóa vô cơ |
5 | Sinh học đại cương |
6 | Tiếng Anh A1 |
7 | Giáo dục thể chất |
8 | Giải phẫu 1 |
9 | Tin học cơ sở |
10 | Di truyền học- Sinh học phân tử |
11 | Tiếng Anh A2 |
12 | Xác suất thống kê |
13 | Giải phẫu 2 |
14 | Các nguyên lý cơ bản của CNM-L 1 |
Năm thứ hai | |
15 | Tâm lý y học – Y Đức |
16 | Hóa hữu cơ |
17 | Các nguyên lý cơ bản của CNM-L 2 |
18 | Hóa sinh |
19 | Ký sinh trùng |
20 | Vi sinh |
21 | Mô phôi |
22 | Sinh lý học |
23 | Tiếng Anh chuyên ngành |
24 | Điều dưỡng cơ sở |
25 | Thực tập Điều dưỡng (Skill lab+Bệnh viện) |
26 | Nội cơ sở |
27 | Ngoại cơ sở |
28 | Giải phẫu bệnh |
Năm thứ ba | |
29 | Dược lý |
30 | Sinh lý bệnh – Miễn dịch |
31 | Phẫu thuật thực hành |
32 | Chẩn đoán hình ảnh |
33 | Nội bệnh lý 1 |
34 | Ngoại bệnh lý 1 |
35 | Chấn thương chỉnh hình |
36 | Dinh dưỡng – Vệ sinh AT thực phẩm |
37 | Phương pháp nghiên cứu Khoa học |
38 | SK môi trường và SK nghề nghiệp |
39 | Dịch tễ học và Dịch tễ ứng dụng |
40 | Thực tập cộng đồng |
Năm thứ tư | |
41 | Ung thư |
42 | Huyết học |
43 | Gây mê hồi sức |
44 | Đường lối CM của ĐCS Việt Nam |
45 | Nội bệnh lý 2 |
46 | Nhi khoa 1 + 2 |
47 | Phụ sản 1 + 2 |
48 | Giáo dục và nâng cao sức khỏe |
49 | Da liễu |
50 | Dược lý lâm sàng |
51 | Chăm sóc sức khỏe ban đầu |
52 | Hóa học lâm sàng |
53 | Y học quân sự |
Năm thứ năm | |
54 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
55 | Kinh tế y tế -Bảo hiểm y tế |
56 | Tổ chức và quản lý y tế – y tế quốc gia |
57 | Pháp y |
58 | Mắt |
59 | Tai mũi họng |
60 | Răng hàm mặt |
61 | Ngoại bệnh lý 2 |
62 | DS – KHHGĐ – SKSS |
63 | Lao |
64 | Tâm thần |
65 | Y học cổ truyền |
66 | Nội thần kinh |
67 | Truyền Nhiễm |
68 | Y học hạt nhân |
69 | Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng |
70 | Ngoại thần kinh + Phẫu nhi |
Năm thứ sáu | |
71 | Nội bệnh lý 3 |
72 | Ngoại bệnh lý 3 |
73 | Lão khoa |
74 | Nhi khoa 3 |
75 | Phụ sản 3 |
76 | Hồi sức cấp cứu nội khoa |
77 | Thực tập cộng đồng |
78 | Thực tập tốt nghiệp |
TỐT NGHIỆP | |
79 | Thi tốt nghiệp hoặc khóa luận |
Cơ hội việc làm sau ra trường của ngành y khoa là gì?
Sau khi học ngành y khoa bạn có thể làm việc ở nhiều cơ sở y tế và có thể lựa chọn làm việc ở nhiều vị trí khác nhau, như:
- Làm tại Bộ Y tế, bệnh viện từ tuyến huyện đến tuyến trung ương
- Khám bệnh và chữa bệnh thông thường theo phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật
- Hỗ trợ bác sĩ khám và chữa bệnh, thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế
- Phát hiện và điều trị ban đầu một số bệnh cấp cứu và xử lý vết thương thông thường của bệnh nhâ
- Sơ cứu bệnh nhân trong các vụ tai nạn
- Làm việc tại trung tâm y tế, y tế dự phòng dể tuyên truyề hướng dẫn người dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
- Tham gia vào công tác cứu chữa người bệnh, tham khám bệnh nhân thuộc các vùng sâu vùng xa trong các dịp thiện nguyện;
- Tham gia các chuyến thiện nguyện để tư vấn, cung cấp các dịch vụ về sức khỏe – sinh sản
- Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh;
- Chăm sóc và hướng dẫn người bệnh phục hồi sức khỏe tại các trung tâm phục hồi chức năng;
- Mở phòng khám đa khoa riêng;
- Giảng dạy nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.
Mức lương của ngành y khoa giao động từ 6 triệu – 8 triệu đồng/tháng dành cho sinh viên mới ra trường. Người làm ngành y từ 2 – 3 năm thì mức lương sẽ tăng dần, giao động từ 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng tùy vào từng cơ quan làm việc.
Những phẩm chất cần có của ngành y khoa
Ngành y khoa cũng giống như những ngành nghề khác, mỗi ngành đòi hỏi người làm có những phẩm chất phù hợp mới có thể trụ vững với nghề. Ngành y khoa cũng như vậy, để trở thành người làm việc trong ngành y khoa thì trước tiên cần có những phẩm chất sau đây:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, có tính tập trung cao.
- Nắm vững kiến thức chuyên môn;
- Thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông với nỗi đau của người bệnh;
- Yêu thương bệnh nhân
- Kỹ năng giao tiếp tốt;
- Có trình độ ngoại ngữ;
- Chăm chỉ và kiên trì;
- Có tinh thần trách nhiệm cao;
- Sẵn sàng làm việc ở mọi hoàn cảnh;
- Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc cao vì đây là ngành nghề khá vất vả.
Ngành y khoa không phải ai cũng có thể làm được, chỉ có những người thực sự yêu nghề và biết yêu thương con người, thích chăm sóc cho người khác mới có thể trụ vững với nghề thôi. Trong ngành y có rất nhiều vị trí công việc khác nhau nhưng tổng quan trong bài viết này, Đào tạo liên tục Gangwhoo đã giúp giúp bạn hiểu tổng qua về ngành y khoa là gì? những chương trình học, tổ hợp môn thi đầu vào và các trường đại học đào tạo ngành y khoa trên toàn quốc. Với những thông tin này, hy vọng sẽ giúp bạn có định hưỡng đúng đắn và vững chắc ngành nghề mình chọn trong tương lai. Chúc bạn thành công.
>> Xem thêm: Ngành Y Tế Công Cộng Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Khi Ra Trường