5 Điều Nên Biết Về Mức Lương Đi Nghĩa Vụ Quân Sự

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên

Hàng năm, vào tháng 2 và tháng 3 Ban chỉ huy các đơn vị phường xã sẽ tổ chức các đợt khám sức khoẻ định kỳ nhằm tuyển chọn ra được những công dân từ đủ 18 tuổi trở lên để lên đường tham gia nhập ngũ. Đi nghĩa vụ quân sự ngoài việc rèn luyện một sức khoẻ tốt và ý chí kiên cường, các binh sĩ còn được nhận những khoản phụ cấp xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Vậy mức lương đi nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết ngay dưới đây.

Lương đi nghĩa vụ quân sự
Lương đi nghĩa vụ quân sự

Mức lương đi nghĩa vụ quân sự năm 2022 là bao nhiêu?

Những ai đang chuẩn bị hành trang lên đường nhập ngũ nên tham khảo qua các điều luật về quy định mức lương cũng như các đặc quyền khi tham gia nghĩa vụ quân sự. Vì đây là một nhiệm vụ vẻ vang và cao cả đối với một quốc gia, nên tất cả những gì bạn nhận được khi quyết định tham gia quân ngũ đều sẽ nhận về những thành quả xứng đáng.

Phụ cấp theo cấp bậc

Theo như trong Luật quy định, cứ mỗi 6 tháng mỗi người lính trong quân đội sẽ được xem xét thăng cấp, đặc biệt cá cá nhân nào hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao sẽ được ưu tiên thăng cấp lên các vị trí quan trọng trong quân đội.

Dựa theo Nghị định 204/2004 của Chính phủ, mức phụ cấp quân hàm của các chiến sĩ bộ đội được tính như sau:

Mức phụ cấp quân hàm = hệ số phụ cấp x mức lương cơ sở.

STTCấp bậc quân hàmHệ số phụ cấpMức phụ cấp 
1Thượng sĩ0,71.043.000
2Trung sĩ0,6894.000
3Hạ sĩ0,5745.000
4Binh nhất0,45670.500
5Binh nhì0,4596.000

Hạ sĩ quan và binh sĩ nữ được thêm phụ cấp khuyến khích

Ngoài các mức phụ cấp theo quân hàm vừa được nêu ở trên, hạ sĩ quan và binh sĩ nữ cũng thuộc nhóm đối tượng được nhận thêm mức phụ cấp khuyến khích 0,2 so với mức lương cơ sở theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 27/2016/NĐ-CP

Công thức được tính như sau:

1.490.000 x 0,2 = 298.000 đồng/tháng

Binh sĩ nữ đươc hưởng thêm mức phụ cấp khuyến khích
Binh sĩ nữ đươc hưởng thêm mức phụ cấp khuyến khích

Kéo dài thời gian nhập ngũ có được tính thêm tiền phụ cấp?

Các trường hợp chiến sĩ kéo dài thời gian nhập ngũ do nhận lệnh từ Bộ trưởng Bộ quốc phòng quyết định bắt đầu đươc tính từ tháng thứ 25 trở đi thì hàng tháng sẽ được tính thêm 250% phụ cấp theo đúng với quân hàm hiện tại của bạn.

Tuy nhiên, mức phụ cấp này không áp dụng đối với những nhóm đối tượng sau:

  • Hạ sĩ quan
  • Binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp
  • Công nhân, viên chức quốc phòng chờ đi học, dự thi tuyển sinh đang học ở các học viện, nhà trường trong ngoài Quân đội và các trường hợp khác.

Trợ cấp BHXH khi xuất ngũ

Bắt đầu kể lúc lên đường đi nhập ngũ, các binh sĩ sẽ được tính là đã vào chế độ BHXH để dễ dàng trong việc tính các mức lương cơ sở cho đến khi xuất ngũ được chia làm 2 trường hợp:
  • Trước khi nhập ngũ đã có thời gian làm việc và đóng BHXH bắt buộc tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ và trở về địa phương sẽ vẫn được tính là được hưởng chế độ BHXH từ các cơ quan đó và chế độ BHXH khi tham gia nhập 
  • Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc và đóng BHXH bắt buộc tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở thuộc các thành phần kinh tế, sau khi xuất ngũ về và trở lại làm việc tại các cơ quan cũ sẽ tiếp tục được tính BHXH và đồng thời cộng thêm chế độ BHXH đã được hưởng trước đó khi đi nghĩa vụ quân sự.
Thủ tục ra quân tại Hà Nội
Thủ tục ra quân tại Hà Nội

Trợ cấp xuất ngũ một lần

Ngoài các mức trợ cấp vốn có, khi xuất ngũ các binh sĩ và hạ sĩ quan sẽ được trợ cấp xuất ngũ một lần, tức là cứ tròn một năm làm việc trong quân ngũ sẽ được trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở.

Công thức được tính như sau:

Trơ cấp xuất ngũ một lần = Số năm phục vụ tại ngũ x 2 tháng tiền lương cơ sở

Trợ cấp tạo việc làm

Sau khi hoàn thành đầy đủ chi tiêu để được xuất ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ đươc nhận trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng lương cơ sở ngay thời điểm xuất ngũ theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP.
Tuy nhiên, nếu hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ trong quân ngũ kéo dài hơn 24 tháng sẽ được cộng thêm các mức phụ cấp như sau:
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng thì thời gian từ tháng từ 25 cho đến 30 trở đi được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp phụ thuộc vào quân hàm hiện tại.
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian được tính từ tháng thứ 25 cho dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ thuộc vào quân hàm hiện tại.

Ngoài ra, còn được cộng thêm các khoản tiền chia tay khi xuất ngũ là 50.000VNĐ, tiền hỗ trợ đi đường từ doanh trại cho đến khi về tới nhà hoặc hỗ trợ xe đưa đón tận nơi.

Xem thêm: Giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Tổng mức lương đi nghĩa vụ quân sự thực tế là bao nhiêu?

Tuỳ thuộc vào từng cá nhân chiến sĩ có những đóng góp tích cực như thế nào cho quân đội mà các khoản phụ cấp được nhận cũng sẽ khác nhau, nếu bạn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và cố gắng nỗ lực trong lúc tham gia nghĩa vụ quân sự, bạn sẽ nhận được nhiều phần thưởng xứng đáng.

Ngược lại, nếu trong quá trình tham gia nhập ngũ mà bạn cố tình đào ngũ thì sẽ áp dụng các quy định theo Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP để xử phạt tuỳ theo mức độ nặng nhẹ:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;

b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

Tổng mức lương thực tế khi tham gia nghĩa vụ quân sự?
Tổng mức lương thực tế khi tham gia nghĩa vụ quân sự?

Tuyển sinh bộ đội xuất ngũ

Đây cũng là một hình thức hỗ trợ tối đa cho công việc học nghề sau khi xuất ngũ dành riêng cho các bộ đội đã hoàn thành trọn vẹn 24 tháng tham gia nghĩa vụ quân sự.

Thẻ học nghề bộ đội có quy đổi thành tiền?

Thẻ học nghề bộ đội cũng được tính là một hình thức lương đi nghĩa vụ quân sự. Mỗi cá nhân sẽ được cấp 1 thẻ học nghề bộ đội có thời hạn theo học là 12 tháng và giá trị của khoá học bao nhiêu sẽ tuỳ thuộc vào trung tâm và nghề mà cá nhân đó lựa chọn.

Do đây là thẻ học nghề được cấp bởi Bộ quốc phòng nên không phải ở bất cứ trung tâm đào tạo nghề nào cũng sẽ chấp nhận, chỉ những trung tâm có ký kết hợp đồng nhận bộ đội vào học nghề thì bộ đội mới hoàn toàn được học miễn phí. Do đó, trước khi quyết định học ở đâu bạn cần phải tham khảo sơ qua các trung tâm trước.

Xem thêm: Lính dự bị nghĩa vụ quân sự

Nên bắt đầu học nghề sau xuất ngũ khi nào?

Tốt nhất là bạn nên có định hướng sẵn nghề mà mình mong muốn theo học và sau khi vừa xuất ngũ thì nên theo học ngay, thứ nhất là để tránh lãng phí thời gian vì có những nghề sẽ có thời gian đào tạo kéo dài từ 8-12 tháng. Thứ hai là nếu để thẻ học nghề quá lâu bạn sẽ lãng quên và nếu đủ 12 tháng thẻ sẽ hết giá trị hiệu lực.

Đi nghĩa vụ quân sự thật sự là một nghĩa cử cao đẹp đối với quốc gia. Lương đi nghĩa vụ quân sự mà Bộ quốc phòng xét dựa trên các cống hiến mà bạn đã làm cho đất nước cũng là một cách giúp bạn có thêm ý chí chiến đấu. Thông qua bài viết mà Đào tạo liên tục vừa chi sẻ, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều động lực để phục vụ cho nước nhà.

Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay