Câu hỏi Học Bổ Túc Có Thi Đại Học Được Không là điều mà những bạn đang theo học tại các lớp bổ túc văn hóa thắc mắc vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến nghề nghiệp tương lai. Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng tham khảo bài viết từ Đào tạo liên tục – Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo dưới đây!
Thông tin về chương trình học bổ túc
1. Học bổ túc là gì ?
Học bổ túc có thể hiểu đơn giản chính là hình thức học đặc biệt dành cho các đối tượng không có thời gian, điều kiện, tiêu chuẩn,… tham gia học tại các trường THPT công lập hoặc dân lập. Mặc dù chương trình học không đa dạng như các lớp chính quy, nhưng người học lớp bổ túc vẫn được cung cấp khối lượng kiến thức đầy đủ ở các môn chính theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục.
2. Đối tượng nào có thể tham gia học bổ túc văn hóa ?
Đối với một số học sinh khi chuẩn bị bước vào THPT, trường học Công lập thường sẽ tổ chức thi tuyển, trải qua kì thi khắt khe nếu học sinh đủ điểm xét tuyển mà nhà trường đưa ra mới đủ điều kiện tham gia học lớp 10 tại trường THPT. Còn những trường Dân lập thì có học phí khá đắt đỏ không phù hợp với điều kiện của một số gia đình. Vào lúc đó thì lớp văn hoa bổ túc và giáo dục thường xuyên chính là cơ hội “mở đường” dành cho các em mong muốn tiếp tục đi học nhưng lại kém may mắn hơn về điều kiện kinh tế và học lực.
Không chỉ dành cho học sinh, học bổ túc cũng dành cho người đi làm nhưng không có điều kiện, thời gian học trước đây,… Với tính chất linh hoạt nên người học có thể kết hợp song song vừa học, vừa làm.
Đa phần các lớp bổ túc sẽ được phẩn bổ diễn ra vào buổi tối khoảng 5 buổi/tuần để đảm bảo thuận tiện nhất cho học sinh. Thời lượng mỗi buổi học cũng không kéo quá dài nên học sinh sẽ không lo chán nản hay buồn ngủ.
Về hình thức dạy học, lớp văn hóa bổ túc sẽ lược bỏ bớt những môn phụ. Và vẫn đào tạo cho người học về những môn chính như: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Do đó người học không cần chịu áp lực nhiều như học chính quy.
Học bổ túc có thi Đại học được không ?
Sau khi hoàn thành chương trình học tập THPT là giai đoạn thi tốt nghiệp, các thí sinh có thể lựa chọn những ngành nghề phù hợp để theo học và phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, những người theo học hệ văn hóa bổ túc sẽ có những lo lắng rằng Học bổ túc có được thi Đại học không?
Nhằm tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ hiểu biết, bồi dưỡng và chọn lọc người tài. Bộ Giáo dục và đào tạo luôn tạo điều kiện tối ưu nhất cho những học sinh, công dân theo học lớp bổ túc được phép tham gia thi Đại học.
Xem thêm: Cách chọn khối thi đại học
Một số quy định thi đại học sau khi hoàn thành chương trình bổ túc
Để bổ sung thêm thông tin cho câu hỏi Học Bổ Túc Có Thi Đại Học Được Không ? Những đối tượng được kể tên sau đây được phép tham gia kỳ thi Đại học trên cả nước:
– Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, bổ túc văn hóa)
– Thí sinh đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành)
– Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
– Nhằm đảm bảo sự công bằng về quyền lợi cho các thí sinh. Sau khi hoàn thành chương trình học lớp 12 thì các thí sinh học bổ túc vẫn sẽ tham dự thi tốt nghiệp THPT như các bạn thí sinh các trường khác. Không phân biệt chính quy hay giáo dục thường xuyên (bổ túc văn hóa).
– Các tiết học của chương trình học bổ túc tổng cộng là 18 – 20 tiết/ tuần tương đương 5 buổi học/tuần
– Số lượng môn học của học sinh học tại hệ đào tạo bổ túc vẫn phải đảm bảo 7 môn học chính. Bao gồm: toán, văn, sinh, sử, địa, lý, hóa. Môn Tiếng Anh sẽ tùy vào mỗi trường có thể được thay thế bằng Tiếng Pháp hoặc Nga.
Học bổ túc văn hóa (GDTX) có được thi ngành công an không?
Theo quy định về Học bổ túc có được thi đề học không? Mà đào tạo liên tục vừa cập nhật bên trên. Người tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên. Chỉ cần được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có thể đáp ứng điều kiện tham gia thi đại học.
=> Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người tốt nghiệp bổ túc văn hóa vấn đáp ứng điều kiện về văn hóa để thi vào trường công an hay khối ngành y bác sĩ, sư phạm đều có thể.
Lợi ích, những ưu điểm tuyệt vời khi học bổ túc
– Mặc dù không có nhiều lợi thế như học chính quy, tuy nhiên chương trình bổ túc cũng rất tạo điều kiện cho những người trước đây chưa được theo học THPT được có thể một cơ hội mới bổ sung kiến thức, tiếp tục hành trình dang dở.
– Tham gia lớp bổ túc, bạn sẽ có thể vừa tiếp thu thêm kiến thức vừa tiếp tục công việc hiện tại.
– Chương trình học bổ túc chỉ chú trọng đến những môn trọng tâm để có thể giảm bớt thời gian của thí sinh. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp các thí sinh có thể tự học và củng cố kiến thức, thời gian để luyện thi đại học.
– Về học phí cho các học phần tại các trường bổ túc phần lớn sẽ thấp hơn so với các trường đào tạo chính quy. Thông thường, học sinh không cần phải đóng thêm các khoản nào khác.
– Nội dung bằng tốt nghiệp THPT cũng không còn ghi rõ hệ đào tạo là hệ bổ túc hay chính quy, chính vì vậy bằng tốt nghiệp của học sinh theo học lớp bổ túc hay chính quy đều có giá trị như nhau
– Chế độ ưu tiên khuyến khích dành cho học sinh bổ túc khi tham gia thi đại học, đây chính là một trong những động lực để giúp các bạn theo học chương trình bổ túc có thể xét tuyển vào các trường Đại học hoặc Cao đẳng trên cả nước. đối với những thí sinh học bổ túc văn hóa sẽ được cộng tối đa 4 điểm vào tổng số điểm thi, trong đó:
- Nếu có chứng chỉ Tin học A cộng 1 điểm.
- Nếu có chứng chỉ Anh văn A cộng 1 điểm
- Nếu có chứng chỉ nghề phổ thông loại Giỏi cộng 2 điểm.
– Thêm một lợi thế tuyệt vời nữa dành cho học sinh học bổ túc chính là nếu không may trượt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, thì những môn thi được 5 điểm trở lên được bảo lưu kết quả này. Và vào kỳ thi năm sau họ không cần thi lại các môn đã bảo lưu.
Đăng ký học bổ túc ở đâu?
Đa phần các địa phương quận (huyện), thành phố (tỉnh) đều có các trung tâm đào tạo theo hệ bổ túc tại trường Giáo dục thường xuyên. Vì vậy mà phụ huynh và học sinh có thể dễ dàng đến tận trường đăng ký theo học, đóng học phí,… với thủ tục tương đối đơn giản. Sau đó chỉ cần đợi thông báo của trường là học sinh có thể đến trường theo quy định.
Điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của các học sinh dù theo hệ chính quy hay bổ túc cũng đều được sử dụng để xét tuyển tốt nghiệp cho thí sinh. Số điểm này thí sinh cũng được xét tuyển vào tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp bất kỳ mà thí sinh mong muốn. Như vậy việc thi đại học của cả hệ chính quy và hệ bổ túc là như nhau và bằng được cấp cho cả 2 đều như nhau.
Thông qua những thông tin từ Đào tạo liên tục – Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo, những thí sinh đang theo học chương trình bổ túc đừng quá lo lắng về việc Học Bổ Túc Có Thi Đại Học Được Không vì bạn hoàn toàn có thể tham gia đăng ký Đại học, Hãy cố gắng dành thời gian học tập thật tốt để đặt được điểm số sớm đỗ đạt vào những trường CĐ/ĐH mình mong muốn.