Vì Sao Tỷ Lệ Dược Sĩ Đại Học Thất Nghiệp Tăng Cao?

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên
Nội Dung Bài Viết

Theo thống kế, tỷ lệ dược sĩ đại học thất nghiệp đang không ngừng tăng lên trong những năm qua. Điều này hết sức đáng báo động dù ngành Y Dược vốn là một trong những ngành học được lựa chọn và có nhu cầu cao nhất trong xã hội.

Vậy tỷ lệ dược sĩ đại học thất nghiệp là bao nhiêu và lý do vì sao ngày càng có nhiều dược sĩ đại học thất nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp. Cùng theo dõi nhé!

Tỷ lệ dược sĩ đại học thất nghiệp là bao nhiêu
Tỷ lệ dược sĩ đại học thất nghiệp là bao nhiêu

Tỷ lệ dược sĩ đại học thất nghiệp là bao nhiêu?

Mặc dù ngành dược có nhu cầu nhân lực khá lớn trong xã hội. Thế những tỷ lệ thất nghiệp của các dược sĩ đại học lại đang ở mức cao. Theo thống kế, hiện nay trên cả nước, cứ 10 ngàn người lại có khoảng 2 dược sĩ đại học thất nghiệp (xấp xỉ 0.02%).

Có thể tính theo tỉ lệ phần trăm thì con số này chẳng đáng là bao. Nhưng nếu xét trên số liệu tuyệt đối trên phạm vi cả nước thì đây là con số đáng buồn đối với ngành dược. Nhất là trong bối cảnh, nhiều doanh nghiệp dược nước ngoại đang đẩy mạnh đầu tư dài hạn tại Việt Nam kéo theo nhu cầu nhân lực trong ngành không ngừng tăng lên.

Thực tế thì con người khi sinh ra đến khi già, ít nhất phải có một lần sử dụng dược phẩm. Chẳng ai sống cả đời mà không bị bệnh, không nặng thì nhẹ. Chính vì vậy mà ngành Dược luôn là ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Do vậy, sinh viên học ngành này, trên lý thuyết, là rất dễ xin việc làm.

Vậy lý do nào khiến cho dược sĩ đại học thất nghiệp?

Những nguyên nhân khiến dược sĩ đại học thất nghiệp

Có nhiều nguyên nhân khiến cho dược sĩ đại học thất nghiệp. Nội dung dưới đây sẽ trình bày những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dược sĩ đại học thất nghiệp.

Không xác định mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp

Phải thừa nhận rằng, có không ít sinh viên ngành Dược không thực sự đam mê ngành học của mình, thay vào đó bị bố mẹ ép buộc, hoặc học vì nghĩ rằng sau này ra trường sẽ kiếm được việc làm dễ với mức thu nhập ổn định. Chính vì tư tưởng này, sinh viên rất dễ bị “lạc lối”, không xác định rõ ràng con đường mình sẽ đi sau khi ra trường.

Bên cạnh đó, rất nhiều bạn sinh viên ngành Dược khi ra trường ảo tưởng về năng lực của bản thân. Các bạn cứ nghĩ, cứ học ngành Y, ngành Dược là ra trường tự khắc có việc làm. Suy nghĩ này tạo ra sự chủ quan, không chuyên tâm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực. Các bạn chỉ cố gắng làm sao đủ điều kiện ra trường là đã hài lòng rồi.

Có thể thấy, công việc của những sinh viên ngành Dược khá đa dạng, từ việc trồng cây thực vật dược liệu cho đến bào chế, sản xuất và kiểm nghiệm thuốc, bảo quản, phân phối, kinh doanh thuốc hay giảng dạy chuyên ngành Dược tại những trường Đại học, Cao đẳng.

Chính vì thế, nếu không xác định được mục tiêu cũng như công việc cần tìm, dược sĩ đại học thất nghiệp là chuyện bình thường. Còn những dược sĩ cao đẳng biết nhìn nhận thực tế, chủ động trong học tập và tích luỹ kinh nghiệm, sau khi ra trường lại có cơ hội việc làm rộng mở hơn hẳn dược sĩ đại học.

Đòi hỏi quá cao khi mới ra trường

Đồng ý rằng, ngành Dược là một ngành cực kỳ quan trọng trong xã hội hiện nay. Nhu cầu của ngành này cũng rất lớn. Nhưng không đồng nghĩa bạn có thể “ảo tưởng sức mạnh” về tấm bằng đại học của mình và đòi hỏi một mức đãi ngộ “trên trờ” ở mọi doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển.

Bạn phải hiểu rằng, chấp nhận tuyển dụng một người mới ra trường, doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều rủi ro. Họ sẽ phải chấp nhận những sai sót của các bạn vì các bạn chưa đủ kinh nghiệm làm việc trong ngành mà chưa biết năng lực của bạn có thể đóng góp được gì cho sự phái triển của doanh nghiệp.

Hầu hết sinh viên mới ra trường đều chưa nắm được làm việc thế nào để sinh ra lợi nhuận, chưa có kỹ năng, kinh nghiệm nhưng lại muốn doanh nghiệp phải có chế độ đãi ngộ tốt khiến nhà tuyển dụng cảm thấy mất thiện cảm. Đây cũng có thể là một lý do Dược sĩ không được họ liên hệ lại sau phỏng vấn.

Đối với những sinh viên chỉ thao thao bất tuyệt về một mức đãi ngộ tốt mà chẳng đề cập gì đến lợi ích mà doanh nghiệp sẽ có được nếu tuyển dụng bạn, thì khả năng rớt trong buổi phỏng vấn của bạn là gần như chắc chắn.

Dược sĩ đại học thất nghiệp do quá kén chọn

Quá “kén cá chọn canh” là một lý do khiến nhiều dược sĩ đại học thất nghiệp.

Một số kết quả khảo sát cho thấy, nguyên nhân chính khiến Dược sĩ Đại học nói chung và sinh viên ngành Dược nói riêng thất nghiệp là: Công việc nào cũng cảm thấy không hài lòng hoặc không phù hợp với năng lực và trình độ của mình.

Thậm chí có nhiều bạn sinh viên từng ảo tưởng rằng Dược sĩ là ghê gớm lắm. Các bạn không chịu làm những công việc ở cấp thấp, không muốn hỗ trợ người khác mà muốn đứng ở vị trí quản lý trong khi kinh nghiệm vẫn đang ở con số 0, mới “chân ướt chân ráo” bước vào nghề.

Rớt phỏng vấn ngay từ vòng “gửi xe”

Phỏng vấn là hình thức sát hạch trình độ năng lực rất quan trọng để đánh giá năng lực cũng như thái độ của người lao động với vị trí ứng tuyển.

Bạn nên nhớ rằng, trong buổi phỏng vấn rất khó để nhà tuyển đánh giá cụ thể năng lực chuyên môn, thay vào đó học sẽ đánh giá thông qua thái độ của bạn. Nếu không thể hiện thái độ tích cực cũng như năng lực chuyên môn phù hợp với công việc, bạn dễ dàng bị đánh trượt ngay.

Chính vì thế, kỹ năng phỏng vấn là yếu tố rất quan trọng với ứng viên. Và việc chuẩn bị cho phỏng vấn là yêu cầu thiết yếu trước khi tham gia một buổi phỏng vấn.

Những nguyên nhân khiến dược sĩ đại học thất nghiệp
Những nguyên nhân khiến dược sĩ đại học thất nghiệp

Làm thế nào để dược sĩ đại học không thất nghiệp?

Rất dễ dàng để nhận thấy rằng, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Dược đang được mở rộng trong nhiều năm trở lại đây nhờ sự phát triển của kinh tế, khoa học. Tiềm năng phát triển tốt và sự thiếu hụt về nguồn nhân lực khiến cho sinh viên ngành dược rất được săn đón.

Thậm chí còn có những trường hợp tại các cơ sở y tế, bệnh viện… tuyển dược sĩ bất chấp tuyển vào những nhân viên yếu kém, không có trình độ và nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc.

Từ đó mà các cơ sở đào tạo ngành Dược đều luôn chú trọng chương trình đào tạo để ngày cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực ngành Dược chất lượng cao. Vậy Muốn làm dược sĩ bắt đầu từ đâu? Nếu bạn muốn học tập ngành Dược có hiệu quả và có cơ hội việc làm thật tốt sau khi ra trường, thì bạn cần phải ghi nhớ những điều sau:

Học tập chủ động

Bạn cần hết sức tập trung chú ý nghe giảng viên giảng bài để tiếp thu kiến thức ngay từ trên lớp. Nếu có vấn đề nào không hiểu thì nên hỏi ngay lúc đó để được giải đáp chi tiết, tránh việc “ngại” hỏi để rồi không giải quyết được vấn đề bạn thắc mắc.

Ngoài các tiết học trên lớp, sinh viên cũng phải dành thời gian tự học, tích cực nghiên cứu, tìm tòi thêm những kiến thức liên quan hữu ích cho ngành học của mình.

Sinh viên dược nên chủ động học tập ngay trên ghế nhà trường
Sinh viên dược nên chủ động học tập ngay trên ghế nhà trường

Tích luỹ kinh nghiệm

Kinh nghiệm làm việc thực tế là yếu tố quan trọng, quyết định bạn có cơ hội việc làm rộng mở hay không. Bạn nên chủ động tạo ra cho bản thân những trải nghiệm thực tế để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng để phục vụ tốt cho công việc nghề nghiệp sau này.

Ngoài ra bạn cũng nên tìm kiếm công việc làm thêm liên quan đến ngành nghề cũng rất tốt vừa học hỏi thêm kiến thức vừa có thêm nguồn thu nhập để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt.

Trong quá trình đi thực tập thì bạn không nên quá quan tâm đến vấn đề thu nhập mà hãy tranh thủ thời gian đó để tích lũy kinh nghiệm. Đừng ngại làm những việc nhỏ nhất như: hướng dẫn người bệnh, mang đồ dùng, vật dụng y tế, lau, dọn dẹp phòng bệnh, thiết bị y tế. Đây chính là những kỹ năng cần thiết cho công việc của bạn sau khi tốt nghiệp.

Những bạn cũng nên chú ý sắp xếp thời gian biểu hợp lý để có thể cân bằng giữa việc vừa đi học vừa đi làm để rèn luyện bản thân.

Cơ hội việc làm cho dược sĩ đại học

Cơ hội việc làm cho ngành Dược ngày càng được mở rộng với nhiều vị trí việc làm như trình dược viên, nhân viên tư vấn dược, marketing dược… ngành có đa dạng các vị trí việc làm. Cụ thể như:

  • Làm việc tại bệnh viện: trở thành nhân viên dược làm nhiệm vụ cung ứng đảm bảo chất lượng thuốc và đúng đủ số lượng đến tay người tiêu dùng. Hỗ trợ các bác sĩ trong việc kê toa, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo những tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra nếu sử dụng sai cách.
  • Các viện, trung tâm quản lý dược: bạn có thể trở thành chuyên viên kiểm tra chất lượng thuốc tại các trung tâm, viện kiểm nghiệm thuốc trước khi đem phân phối cho nhà thuốc và bán đến tay người tiêu dùng.
  • Tại các cơ sở kinh doanh: sinh viên tốt nghiệp ngành dược có thể làm việc hoặc tự mình kinh doanh tại các cơ sở bán lẻ như nhà thuốc hoặc bán buôn cho công ty phân phối hoặc công ty nhập khẩu.
  • Tại các trường đào tạo y dược: bạn có thể làm công việc giảng dạy, đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo ngành Y Dược với vai trò là giảng viên hoặc những kỹ thuật viên.
  • Tại cơ sở sản xuất thuốc: Tiến hành nghiên cứu, bào chế các công thức, hoạt chất mới, đồng thời theo dõi quá trình sản xuất nhằm đảo bảo tốt chất lượng thuốc sản xuất khi thành phẩm đưa đến tay người tiêu dùng được đảm bảo nhất.

Trên đây Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo đã giải đáp nguyên nhân khiến ngày càng nhiều dược sĩ đại học thất nghiệp. Đồng thời chia sẻ phương pháp học tập giúp bạn có được việc làm đúng chuyên môn của mình. Hy vọng những nội dung trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

5/5 - (4 bình chọn)
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay