Dấu Hiệu Vết Thương Bị Hoại Tử & Cách Xử Lý

Theo dõi Đào Tạo Liên Tục trên

Vết thương bị hoại tử là một biến chứng mà không ai muốn mắc phải. Nếu không may bị hoại tử rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm có thể phải cắt bỏ một phần cơ thể để dành sự sống. Do đó, nếu nhận biết sớm dấu hiệu vết thương bị hoại tử, bạn sẽ phòng ngừa được các nguy cơ tiềm ẩn. Hãy cùng mình tìm hiểu những dấu hiệu đó trong bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử
Dấu hiệu vết thương bị hoại tử

Thế nào là hoại tử vết thương? 

Hoại tử là thuật ngữ dùng trong y khoa để chỉ tình trạng nhiễm trùng vết thương. Hoại tử là một hiện tượng nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời thì rất dễ xảy ra những biến chứng đe doạ đến tính mạng buộc phải cắt bỏ những bộ phận đã bị hoại tử để cứu lấy sự sống cho bệnh nhân.

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử

Bất kỳ vết thương hở nào trên cơ thể cũng có khả năng bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử nhất là cánh tay, bàn chân, cẳng chân,.. Hoại tử có 2 loại chính:

  • Hoại tử ướt: vết thương có đặc điểm là lở loét, mưng mủ, chạy dịch xanh hoặc vàng.
  • Hoại tử khô: tuy không có dịch tiết ra từ vết thương nhưng vùng da ở đây bị bong tróc và thâm đen.

Một số dấu hiệu vết thương bị hoại tử điển hình dễ nhận biết đó là:

Vết thương ấm nóng, ửng đỏ

Thông thường vết thương chỉ sưng tấy trong vòng 5 ngày đầu do các tế bào bên trong đang sửa chữa vết thương, và cho thấy đây là dấu hiệu đang dần hồi phục.

Nhưng nếu xuất hiện dấu hiệu ửng đỏ, ấm nóng sau 5 ngày thì quá trình tự chữa lành vết thương có vấn đề, có thể đã bị nhiễm trùng.

Vết thương ấm nóng, sưng

Xuất hiện chảy mủ, chảy dịch

Sau khi ngưng chảy máu, bạn sẽ thấy lớp dịch vàng được tiết ra với chức năng của nó là cầm máu và bảo vệ vết thương. Nhưng nếu vết thương vẫn cứ chảy dịch vàng, chảy mủ,.. trong thời gian sau đó thì đây là dấu hiệu vết thương bị hoại tử.

Vết thương có mùi tanh

Vết thương tiết dịch màu xanh lá, có mùi khó chịu như mùi tanh thì đây chắc chắn là dấu hiệu vết thương bị hoại tử do nhiễm trùng. Lúc này, bạn nên rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng và có khả năng phải cắt bỏ phần hoại tử. Nếu vết thương dần không còn mùi hôi thì đó là dấu hiệu tích cực của việc điều trị nhiễm trùng.

Đau nhức

Hoại tử càng nặng cơn đau càng tăng theo cấp độ. Ở những vết thương bị hoại tử ướt thì cơn đau có kèm theo tình trạng căng bóng, ửng đỏ, cảm giác nóng ran và lở loét. Ngược lại đối với vết thương hoại tử khô, bạn sẽ chỉ có cảm giác đau nhức nhưng không lở loét.

Sốt

Tuỳ vào mức độ tổn thương và nhiễm trùng mà bạn có thể bị sốt. Nếu sốt trên 38,5 độ C liên tục trong 48 tiếng thì cần cấp cứu với trung tâm y tế gần nhất.

Nguyên nhân gây hoại tử vết thương

Vết thương bị hoại tử bởi nhiều nguyên nhân, trong đó 2 nguyên nhân dưới đây là thường gặp nhất:

  • Tụ cầu và liên cầu tấn công từ đó độc tố của vi khuẩn gây lở loét và hoại tử mô tại vùng vết thương.
  • Băng bó vết thương quá chặt, lượng máu tới vết thương không đủ nuôi mô tế bào, khiến vết thương khô quắt lại và mô chết dần.
Nguyên nhân gây hoại tử
Nguyên nhân gây hoại tử

Cách xử lý vết thương bị hoại tử

Việc xử lý vết thương bị hoại tử tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí, sức khoẻ và thời gian xảy ra vết thương. Bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý vùng da bị hoại tử như sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, phù nề để điều trị nhiễm trùng.
  • Chăm sóc và vệ sinh vết thương
  • Liệu pháp oxy Hyperbaric (HBO) làm tăng oxy cho các mô lành lại nhanh hơn.
  • Có thể cần thiết đến phẫu thuật để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ mô bị nhiễm trùng, mô đã chết, loại bỏ dị vật gây hoại tử vết thương.

Biện pháp phòng ngừa hoại tử vết thương

Nếu không điều trị sớm nhất có thể, da bị hoại tử rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, điển hihfnh là:

  • Vi khuẩn lây lan nhanh chóng đến mô và cơ quan khác, thậm chí phải cắt bỏ 1 phần cơ thể để dành sự sống.
  • Điều trị và loại bỏ các mô bị nhiễm trùng có thể gây ra sẹo hoặc phẫu thuật tái tạo.

Những biến chứng này rất nguy hiểm, do vậy hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng tránh:

  • Đối với người bị tiểu đường: Thường xuyên kiểm tra vết loét, vết cắt ở chân tay. Bởi vùng này có thể phát sinh dấu hiệu nhiễm trùng với các dấu hiệu vết thương bị hoại tử.
  • Người béo phì: Vừa dễ mắc tiểu đường vừa dễ khiến động mạch chịu áp lực lớn nên co thắc lưu lượng máu và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Trong quá trình lành thương, không nên hút thuốc lá vì nó có thể dẫn đến hỏng mạch máu.
  • Khi xuất hiện vết thương trên da, hãy xoa nhẹ xà phòng với nước và giữ gìn tay chân khô ráo đến khi lành thương hẳn.
Biện pháp phòng ngừa hoại tử
Biện pháp phòng ngừa hoại tử

Nếu cảm thấy tê cóng thì chứng tỏ nó có thể bị hoại tử vì lúc này máu lưu thông ở khu vực này bị ảnh hưởng giảm đi rõ rệt. Nếu thấy da tê, lạnh và nhợt nhạt sau khi tiếp xúc với môi trường lạnh thì cần gọi ngay bác sĩ càng sớm càng tốt.

Hy vọng những chia sẻ về dấu hiệu vết thương bị hoại tử và biện pháp phòng ngừa trên đây, daotaolientuc.edu.vn đã cung cấp cho bạn thêm kiến thức bổ ích và hỗ trợ bạn trong quá trình hồi phục vết thương. Chúc bạn sức khoẻ!

Đánh giá bài viết
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Đăng ký ngay