Đau bụng bên trái cạnh sườn khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn. Năng suất công việc, hiệu quả học tập bị giảm sút nghiêm trọng khi bụng chúng ta cứ quặn thắt từng cơn. Tình trạng đau bụng trái dưới xương sườn có thể là biểu hiện của một số chứng bệnh. Đó là những bệnh gì, mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
7+ bệnh có dấu hiệu đau bụng bên trái cạnh sườn bạn nên biết
Khi bạn bị đau quặn ở vùng bụng bên trái dưới xương sườn, có thể bạn đang mắc phải một số chứng bệnh sau đây:
Đau bụng bên trái cạnh sườn do rối loạn tiêu hóa
Khi dung nạp những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, có chứa độc tố nhưng chưa đủ để làm cơ thể bị ngộ độc, cơ thể sẽ phản ứng bằng tình trạng đau bụng bên trái cạnh sườn hoặc bên dưới xương sườn. Ngoài ra, người gặp chứng rối loạn tiêu hoá còn có thể bị đi đại tiện liên tục, là cách thức cơ thể tống khứ những độc tố ra bên ngoài.
Đau bụng bên trái cạnh sườn do táo bón
Táo bón là một chứng bệnh không hiếm gặp, nguyên nhân là do chế độ ăn quá giàu đạm và chất béo nhưng lại thiếu hụt chất xơ nghiêm trọng. Táo bón có thể gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức ở vùng bụng bên trái phía dưới xương sườn.
Bạn cần hết sức cẩn trọng khi biết mình bị táo bón. Mặc dù chỉ là một chứng bệnh đường ruột tưởng chừng không mấy nguy hiểm nhưng nếu tình trạng táo bón quá nặng còn có thể làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, nguy hiểm hơn là đe doạ đến tính mạng.
Để tránh việc bị táo bón, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống hiện tại. Hãy giảm lượng thịt, cá, trứng, sữa nạp vào hàng ngày, thay vào đó, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi hơn. Có thể thay thế cơm trắng bằng khoai lang, ngũ cốc nguyên cám vốn rất giàu chất xơ.
Đau bụng bên trái cạnh sườn do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích có nhiều tên gọi khác nhau như: viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính. Đây là chứng bệnh đường ruột phổ biến với 5 – 20% dân số thế giới mắc phải.
Hiện nay chưa thể tìm ra nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Mặc dù không nguy hại đến sức khoẻ nhưng hội chứng này lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống vì nó mang đến những cơn đau trong và sau bữa ăn, hoặc ăn thức ăn lạ hay bị thiu. Các cơn đau có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày xung quanh vùng bụng.
Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích còn có thể gây táo bón, tiêu chảy, đầy hơi khó tiêu, mất ngủ…vô cùng khó chịu.
Hội chứng tắc ruột có thể gây ra đau bụng bên trái dưới sườn
Hội chứng tắc ruột là chứng bệnh mà ruột của người bệnh bị tắc nghẽn cơ năng hoặc cơ học. Tình trạng tắc nghẽn ruột làm cản trở sự di chuyển của sản phẩm tiêu hoá gây ứ đọng không thể đào thải ra bên ngoài.
Hội chứng tắc ruột đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm ruột thừa, dính ruột, xoắn ruột, lạc nội mạc tử cung, viêm ruột…Khi mắc hội chứng này, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhói, đau quặn ở một vùng bụng rồi lan dần sang các vùng lân cận, cuối cùng là toàn bộ vùng bụng.
Phình động mạch chủ bụng khả năng làm đau bụng dưới sườn bên trái
Đau bụng bên trái cạnh sườn có thể cảnh báo tình trạng phình động mạch chủ, nhất là khi đi kèm với hiện tượng khó thở, sắc mặt nhợt nhạt, tụt huyết áp. Đây là hiện tượng đường kính động mạch chủ gia tăng trên 50%, động mạnh phình to rất dễ bị vỡ ra.
Phình động mạch chủ là chứng bệnh không chủ mang lại những cơn đau ở vừng ngực và bụng, mà còn có thể đe doạ đến tính mạng người bệnh. Do đó bạn phải hết sức cảnh giác khi gặp những biểu hiện của bệnh này.
Đau bụng bên trái dưới xương sườn ở nam giới
Nam giới khi gặp phải hiện tượng đau bụng bên trái cạnh sườn nên cảnh giác vì đây là dấu hiệu của một số chứng bệnh như: viêm bàng quang, viêm tiết niệu, viêm túi thừa đại tràng, viêm loét trực tràng, thoát vị bẹn…
Đau bụng bên trái dưới xương sườn ở nữ giới
Còn ở nữ giới, tình trạng đau bụng bên trái cạnh sườn cảnh báo các chứng bệnh như: lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung.
Cách khắc phục tình trạng đau bụng trái dưới xương sườn
Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, xét nghiệm và kiểm tra (siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu…) để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Hạn chế vận động mạnh mà nên nghỉ ngơi kết hợp với xoa xoa bụng để giảm bớt cơn đau khó chịu.
Xây dựng một chế độ ăn uống lạnh mạnh với nhiều rau xanh, trái cây tươi và hạn chế ăn nhiều đạm, tránh ăn đồ chiên xào…
Lưu ý: khi gặp tình trạng đau bụng trái cạnh sườn, nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, bạn tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Trên đây, Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo đã gửi đến bạn 7 chứng bệnh có dấu hiệu là đau bụng bên trái cạnh sườn. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.