Nghẹt mũi khi ngủ là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Mặc dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên nghẹt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hiểu được điều đó, trong bài viết này daotaolientuc.edu.vn gửi đến bạn 14 cách làm hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả tại nhà.
Nghẹt mũi là gì?
Khi niêm mạc mũi và xoang bị kích ứng dẫn đến tình trạng tăng tiết chất nhờn đào thải gây nghẹt mũi, cản trở đến sự lưu thông khí ở đường hô hấp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở.
Nghẹt mũi có thể tự khỏi hoặc trở nên nặng hơn, và có thể tái phát nhiều lần tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nghẹt mũi. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến dẫn đến nghẹt mũi, mời bạn tham khảo.
5 nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi
Cảm lạnh
Nếu nghẹt mũi kèm theo những biểu hiện như liên tục hắt hơi, đau họng, ho khan hoặc bị sốt thì chắc chắn bạn đang bị cảm lạnh do thời tiết thay đổi làm cơ thể không thích ứng kịp thời.
Dị ứng do thay đổi môi trường sống
Một số người có thể gặp tình trạng nghẹt mũi, khó chịu và thậm chí là khó thở khi tiếp xúc với một số đồ vật hoặc thực phẩm nhất định gây dị ứng. Chẳng hạn có một số người khó thở khi ngửi thấy mùi phấn hoa số khác thì lại dị ứng với thuốc lá.
Bên cạnh đó, khi cơ thể đã dần quen với nhiệt độ nhất định, nếu đột ngột thay đổi môi trường sống có nhiệt độ khác so với lúc trước, cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy không thoải mái và xuất hiện tình trạng nghẹt mũi.
Ô nhiễm không khí
Nguyên nhân gây nghẹt mũi có thể là do bụi bẩn tích tụ quá nhiều trong môi trường sống. Không khí quá ẩm hoặc quá khô, cũng góp phần làm tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn.
Mắc các bệnh viêm đường hô hấp
Những bệnh viêm đường hô hấp, bao gồm: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm amidan,…đều có khả năng gây ra tình trạng nghẹt mũi nhưng mức độ nghẹt có thể khác nhau với từng người.
Trong số đó, viêm xoang là bệnh phổ biến chứng phổ biến nhất hiện nay, thường xảy ra ở người trưởng thành. Ngoài triệu chứng nhức mũi thường xuyên, người bệnh còn có thể gặp các vấn đề về quá khứ giác và đau hàm do ảnh hưởng của bệnh.
Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, phụ nữ sẽ có xu hướng thay đổi nội tiết tố dẫn đến các triệu chứng ngứa, nghẹt mũi và khó thở. Mặc dù không có cách chữa trị hoàn toàn cho trạng thái này, tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên để giảm thiểu nghẹt mũi hiệu quả tại nhà.
Dưới đây là những lưu ý bạn nên thay đổi để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi:
- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn: Thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn sẽ làm tình trạng nghẹt mũi ngày càng nghiêm trọng.
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng
- Uống đủ nước và cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và giảm triệu chứng nghẹt mũi.
- Vệ sinh mũi hàng ngày là việc làm cần thiết để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trong mũi.
Xem thêm: Bị Trúng Thực Nên Ăn Gì? Khi Nào Nên Đến Gặp Bác Sĩ?
Cách làm hết nghẹt mũi khi ngủ tại nhà
Tạo độ ẩm không khí bằng máy phun sương
Tạo độ ẩm không khí bằng máy phun sương là một trong những cách chữa nghẹt mũi đơn giản, dễ làm ngay tại nhà. Không khí bị khô là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nghẹt mũi. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp làm ẩm không khí trong phòng, làm dịu các mô bị kích thích và giảm tình trạng nghẹt mũi.
Tuy nhiên, hãy nhớ vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dùng.
Ăn đồ cay
Capsaicin – hoạt chất thường có trong các loại đồ ăn cay nóng, có tác dụng làm cho chất nhầy trong mũi trở nên loãng, tạm thời giảm đi cảm giác nghẹt mũi. Bên cạnh đó, capsaicin có khả năng kích thích tiết chất nhầy, khiến người ăn đồ cay nóng bị chảy nước mũi.
Các chuyên gia khuyến cáo , người bị đau dạ dày dày, đau bao tử không nên dùng cách này để chữa nghẹt mũi. Bởi ăn đồ ăn cay nhiều, có thể làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến loét dạ dày.
Sử dụng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà mang lại cảm giác mát lạnh, kích thích niêm mạc mũi giúp không khí dễ dàng đi qua mũi. Sử dụng tinh dầu bạc hà thường xuyên, giúp làm tình trạng nghẹt mũi và làm cho hơi thở trở nên dễ chịu hơn.
Xông hơi bằng tinh dầu thiên nhiên
Để giảm tình trạng nghẹt mũi một cách nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể sử dụng tinh dầu thiên nhiên để xông hơi. Dưới đây là cách thực hiện:
- Chuẩn bị sẵn một chậu nhỏ chứa nước nóng và thêm một vài giọt tinh dầu khuynh diệp, sả,…để mang lại mùi hương dễ chịu.
- Dùng một chiếc khăn để trùm đầu và bắt đầu tiến hành xông hơi trong khoảng 10 phút.
- Xông hơi này 2-3 lần mỗi ngày để giảm nghẹt mũi hiệu quả.
Nếu có sẵn máy xông mặt, bạn có thể sử dụng chúng để xông mũi. Tuy nhiên, hãy chú ý giữ khoảng cách an toàn giữa mặt và chậu nước để tránh bị bỏng da.
Uống trà gừng nóng với mật ong
Gừng được xem là thực phẩm hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi…Bởi nhiều ưu điểm vượt trội sau:
- Gừng giúp làm ấm cơ thể và tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm triệu chứng chứng nghẹt mũi.
- Có tác dụng kháng viêm, giúp giảm đau nhức mũi, đối với bệnh nhân viêm xoang.
- Gừng cung cấp nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Uống trà gừng với mật ong hàng ngày là một cách chữa nghẹt mũi hiệu quả và nhanh chóng. Lưu ý uống trà gừng ấm để tăng cường hiệu quả trị nghẹt mũi nhé!
Uống nước tía tô nóng
Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất tự nhiên có tác dụng kháng viêm, giải cảm, làm đẹp da và tăng cường sức đề kháng. Đây được xem là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc Đông y được sử dụng rộng rãi.
Ăn tỏi
Allicin và Scordinin chứa trong tỏi, có tác dụng ngăn ngừa ung thư, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và giúp giảm tình trạng khó thở và nghẹt mũi hiệu quả. Ngoài ra, tỏi còn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và mỡ máu.
Chườm nóng cho các xoang bị tắc nghẽn
Chườm nóng là phương pháp phổ biến giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Hãy lấy một chiếc khăn mỏng nhúng vào nước ấm, sau đó vắt khô và đặt lên vùng mũi khoảng 1 phút. Điều này giúp làm giãn các mạch máu và làm giảm tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.
Tắm nước ấm
Để làm giảm tình trạng nghẹt mũi tạm thời, bạn có thể tắm nước ấm để hoá lỏng chất nhầy trong mũi. Khi tắm, hãy nhớ đóng kín cửa phòng tắm để hơi nước nóng giúp bạn giảm tình trạng nghẹt mũi hiệu quả hơn.
Uống nhiều nước
Uống đủ 2 lít nước hàng ngày là điều vô cùng quan trọng. Vì cơ thể chúng ta chiếm 70% là nước. Do đó, khi thiếu nước cơ thể không thể hoạt động bình thường. Hãy nhớ uống nước sau 20 – 30 phút, không nên đợi đến khi khát nước mới bắt đầu uống.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Các bác sĩ khuyến khích, nếu bạn đang gặp các bệnh về đường hô hấp, như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang hay nghẹt mũi, hãy tạo thói quen súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để kháng khuẩn và loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể.
Kê gối cao để dễ ngủ
Đêm đến là lúc tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng. Để có được giấc ngủ ngon, bạn nên kê cao gối để giảm tình trạng nghẹt mũi giúp bạn dễ dàng có được giấc ngủ sâu.
Đồng thời, hãy chắc chắn rằng phòng ngủ của bạn có độ ẩm phù hợp bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi một cách đáng kể.
Dùng thuốc xịt thông mũi
Nếu bạn đã thử hết các cách làm hết nghẹt mũi khi ngủ tại nhà nhưng vẫn không có dấu hiệu khả quan. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và kê đơn thuốc uống xịt mũi, để chữa trị dứt điểm tình trạng nghẹt mũi.
Giữ tinh thần thoải mái
Giữ tinh thần thoải mái và xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý là điều kiện tiên quyết giúp nhanh chóng giảm tình trạng nghẹt mũi. Khi bị nghẹt mũi bạn không nên cố làm việc, nhất là những việc nặng nhọc. Điều này sẽ vô tình khiến tình trạng nghẹt mũi kéo dài hơn. Thay vào đó, nên dành thời gian thư giãn, tránh căng thẳng và stress nếu không muốn tình trạng nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn.
Xem thêm: Bấm Huyệt Trị Nghẹt Mũi Hiệu Quả Và Dễ Thực Hiện: Thử Ngay!
Lưu ý: những thông tin được cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho các chẩn đoán từ Bác sĩ. Để biết chính xác về tình trạng bệnh lý, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và lên phác đồ điều trị phù hợp. Đừng quên theo dõi Đào tạo liên tục Gangwhoo để cập nhất các kiến thức hữu ích về sức khoẻ nhé!