Ngành công an luôn là tâm điểm quan tâm của nhiều thí sinh. Để trở thành một người công an chính quy, thí sinh phải trải qua nhiều kỳ kiểm tra gắt gao, kiểm tra sức khỏe, điều tra lý lịch 3 đời và kỳ thi THPT quốc gia phải đạt mức điểm chuẩn mà trường công an quy định. Tuy ngành công an là một ngành khá kén chọn người học nhưng hằng năm thí sinh có nguyện vọng học công an rất nhiều. Trong những năm gần đây, trường đào tạo công an mở rộng phương thức tuyển sinh, xét tuyển nhiều khối thi để mang tới cơ hội lớn cho các thí sinh trúng tuyển vào ngành. Vậy các khối thi đại học công an là gì? Và những lưu ý cần biết khi học ngành công an được Đào tạo liên tục Gangwhoo tổng hợp trong bài biết này
Các khối thi đại học công an
Rất nhiều phụ huynh hướng con mình thi vào ngành công an. Nhưng trọng tâm nhất là các khối thi đại học công an, để từ đó phụ huynh và các thí sinh có thể điều chỉnh lại phương thức ôn tập để đạt số điểm mong muốn. Các khối thi đại học công hiện nay.
-Khối A bao gồm các môn: Toán – Lý – Hóa
-Khối A1 bao gồm các môn: Toán – Tiếng Anh – Vật lý
-Khối C bao gồm các môn: Văn – Sử – Địa lý
-Khối D bao gồm các môn: Toán – Tiếng Anh – Ngữ Văn
Các vị trí chuyên ngành công an có thể lựa chọn
Ngành công an là tên gọi quen thuộc của mỗi người nhưng hiếm ai biết được ngành công an làm những công việc cụ thể nào. Thực tế ngành công an có 2 lĩnh vực chính và trong đó có nhiều vị trí công việc khác nhau, cụ thể:
1.Lực lượng cảnh sát
Công an với cảnh sát có gì khác nhau. Thực ra lực lượng cảnh sát là một nhóm nhỏ của ngành công an, đảm nhận công việc đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên trên mọi miền đất nước. Trong đội ngũ lực lượng cảnh sát có nhiều vị trí công việc:
1.1 Cảnh sát quản lý hành chính – xã hội:
Cảnh sát quản lý hành chính – xã hội là những chiến sĩ công an thường xuyên đến nhà người dân thăm hỏi, lấy thông tin về nhân khẩu, hộ khẩu gia đình, họ được gọi là cảnh sát khu vực. Cảnh sát khu vực là lực lượng quan trọng trong đội ngũ cảnh sát quản lý hành chính – xã hội.
Công việc hàng ngày của cảnh sát quản lý hành chính – xã hội:
+Đảm bảo trật tự công cộng
+Đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu
+Cấp và quản lý thẻ căn cước công dân
+Quản lý vũ khí, vật liệu nổ
+Quản lý con dấu
+Quản lý những người thuộc diện quản chế, cải tạo tại chỗ, cải tạo không giam giữ, án treo.
+Hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát khu vực, công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng,…
Lực lượng cảnh sát khu vực là những chiến sĩ công an thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, làm nhiệm vụ hành chính, hồ sơ.
1.2 Cảnh sát hình sự
Cảnh sát hình sự là những chiến sĩ công an làm nhiệm vụ điều tra, tố giác và bắt tội phạm. Nhiệm vụ của cảnh sát hình sự vô cùng gay go:
– Tiến hành các hoạt động trinh sát và điều tra theo quy định của pháp luật để điều tra, khám phá tội phạm về trật tự xã hội.
– Bảo vệ tài sản, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
– Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
1.3 Cảnh sát giao thông
Khi đi ngoài đường bạn gặp những chiến sĩ công an mặc áo màu vàng đó chính là cảnh sát giao thông. Nhiệm vụ của cảnh sát giao thông chính là:
– Giáo dục, tuyên truyền cho người dân về Luật giao thông
– Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
1.4 Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Ai cũng biết công việc của một chiến sĩ phòng cháy chữa cháy phải không nè! Cảnh sát phòng cháy chữa cháy là bảo vệ người dân an toàn khỏi những đám cháy, đồng thời họ còn quản lý, tổ chức chỉ đạo nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy trên toàn quốc.
1.5 Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Tội phạm ma túy rất đáng sợ và nguy hiểm, chúng rất liều lĩnh và không ngại giết người. Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy là một công việc đầy nguy hiểm. Nhiệm vụ của cảnh sát điều tra về ma túy:
– Nghiên cứu, nắm bắt tình hình hoạt động của các loại tội phạm ma túy.
– Phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm về ma túy để đề xuất, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh.
– Nghiên cứu phương thức, thủ đoạn và quy luật của tội phạm về ma túy, rồi tiến hành hoạt động điều tra tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự.
1.6 Cảnh sát điều tra về tội phạm và tham nhũng
Khi theo dõi báo chí chắc chắn sẽ thấy được nhiều vụ án tham nhũng, hối lộ bị bắt. Những cảnh sát điều tra về tội phạm và tham nhũng có nhiệm vụ điều tra và bắt những cán bộ nhà nước vi phạm về kinh tế với hành vi tham nhũng, hối lộ.
1.7 Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp
Nhiệm vụ của cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp là:
– Canh gác và bảo vệ các mục tiêu quan trọng như Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, các đại sứ quán,…
– Tuần tra và trấn áp kịp thời mọi hoạt động phá rối, an ninh, trật tự
– Bảo vệ phiên tòa, bắt giữ, áp tải bị can, dẫn giải người làm chứng.
– Quản lý kho vật chứng và hỗ trợ công tác thi hành án.
2.Lực lượng công an an ninh nhân dân
Sau khi biết các khối thi đại học công an, việc kế tiếp của thí sinh là tìm hiểu và lựa chọn vị trí công việc của ngành công an mà mình hướng đến trong tương lai. Lực lượng công an an ninh nhân dân làm nhiệm vụ:
+Âm thầm lặng lẽ, ít xuất hiện công khai trước công chúng để làm nhiệm vụ bảo vệ những âm mưu phá hoại trật tự, an ninh và giữ vững độc lập và thống nhất cho đất nước.
+Lực lượng an ninh nhân dân bao gồm: an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh kinh tế; an ninh tình báo, chống gián điệp; quản lý xuất,nhập cảnh,…
Điểm chuẩn xét tuyển mới nhất của các trường công an nhân dân hiện nay
Ngoài các khối thi đại học công an thì điểm chuẩn xét tuyển của các trường công an nhân dân cũng được khá nhiều người quan tâm. Dưới đây là danh sách điểm chuẩn các trường công an hiện nay.
Những phẩm chất cần có của người công an nhân dân
Ngoài các khối thi đại học công an và điểm chuẩn các trường công an thì những phẩm chất cần có của người công an nhân dân các thí sinh cần phải biết.
1. Nhiệt huyết yêu thương con người
Đây là phẩm chất cần có đầu tiên của một người công an nhân dân. Bởi công an là một ngành nghề mang tính nhân văn, bảo vệ sự bình yên hạnh phúc cho người dân. Đây cũng là một ngành nghề đầy sự nguy hiểm, nếu không có lòng nhiệt huyết yêu thương con người sẽ không thể bám trụ được với nghề.
2.Có tinh thần trách nhiệm với công việc
Công việc của ngành công an gắn liền với quyền, lợi ích của người dân. Vì vậy, nếu người công an không có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của dân.
3.Tính kỷ luật cao
Chỉ một sơ xuất nhỏ không tập trung, thiếu kỷ luật cá nhân cũng sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Khi thi vào ngành công an tất nhiên buộc bạn phải có tính kỷ luật cực cao để có thể hoàn thành công việc.
4.Tính kiên định
Tính kiên định là sự bản lĩnh mà các chiến sĩ công an cần phải có. Kiên định giúp các chiến sĩ công an vượt qua vô vàn cạm bẫy.
Ngành công an làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp
Ngoài sự quan tâm về các khối thi đại học công an, thì nơi làm việc sau khi ra trường cũng là điều mà nhiều thí sinh quan tâm. Sau khi tốt nghiệp ngành công an, các chiến sĩ sẽ được làm việc tại:
+Công an xã
+Công an phường
+Công an quận, huyện
+Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
+Bộ công an
Các khối thi đại học công an hiện nay đã được mở rộng hơn rất nhiều, khối ngành A, A1, C và D giúp các thí sinh có nhiều cơ hội hơn để trúng tuyển vào các trường công an hiện nay. Với những thông tin mà Đào tạo liên tục Gangwhoo tổng hợp hy vọng sẽ giúp các thí sinh cũng như phụ huynh hiểu hơn về các khối thi đại học công an và những điều cần biết khi muốn thi vào ngành công an.
>> Xem thêm: Điểm chuẩn các trường công an