Trúng thực là tình trạng phổ biến xảy ra khi ăn hoặc uống phải những thực phẩm nhiễm khuẩn. Trúng thực có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, biểu hiện bệnh sẽ khác nhau tùy vào tác nhân gây trứng thực và mức độ nhiễm khuẩn. Vậy bị trúng thực nên ăn gì? Và khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Bị trúng thực nên ăn gì?
Thực phẩm nhạt
Khi bị trúng thực, đường ruột sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, vì vậy bạn nên ăn những thực phẩm nhạt để làm dịu đường ruột. Các thực phẩm ít chất béo và giàu chất xơ là lựa chọn tốt nhất dành cho những người bị trúng thực, ví dụ như: khoai tây, mật ong, chuối, cháo yến mạch…
Thức uống có chứa pedialyte
Trúng thực sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó, việc cung cấp đủ nước, đặc biệt là nước điện giải là điều cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể uống nước có chứa pedialyte để ù nước một cách nhanh chóng, giúp cơ thể mau chóng hồi phục.
Sữa chua
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, sữa chua chứa nhiều men vi sinh và lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Bổ sung sữa chua vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp cung cấp lợi khuẩn, cải thiện sức đề kháng và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hoá.
Trà
Sau khi bị trúng thực, bạn có thể thử sử dụng các loại trà như: trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà… Những loại trà này được biết đến với khả năng giảm viêm, làm dịu dạ dày, cung cấp nước và giúp hạn chế cơn buồn nôn hiệu quả.
Xem thêm: Ăn Gì Bổ Thận Nữ? 5 Loại Thực Phẩm Bổ Thận Tốt Nhất
Sau khi bị trúng thực nên kiêng gì?
Bên cạnh việc ăn những thực phẩm nên ăn khi bị trúng thực, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hoá, để không gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sức khỏe.
Thực phẩm giàu đạm: Thức ăn giàu protein làm mất nhiều thời gian để tiêu hóa carbohydrate. Đối với những người bị trúng thực, dạ dày còn yếu, vì vậy việc ăn những thực phẩm giàu protein như trứng, thịt bò, cá béo… có thể làm “trì hoãn” quá trình tiêu hoá, khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Chất béo: So với protein, chất béo còn khó tiêu hoá hơn, vì vậy trong quá trình phục hồi sức khỏe sau khi bị trúng thực, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo như socola, bánh, kẹo, đồ ăn chiên rán hoặc có nhiều dầu mỡ.
Đồ ăn cay: Như đã đề cập trước đó, khi bị trúng thực đường ruột sẽ trở nên nhạy cảm. Vì thế, trong thời gian này bạn không nên ăn đồ ăn cay, nóng tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe.
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Thực phẩm chứa chất xơ hữu ích để kích thích hoạt động tiêu hoá và giảm tình trạng táo bón. Tuy nhiên, sau khi bị trúng thực, việc ăn quá nhiều chất xơ có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: đầy hơi, chướng bụng,…
Thực phẩm có tính axit: Để tránh tình trạng ợ chua, ợ nóng, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có tính axit như: cà chua, cam, quýt, bưởi, dưa chua,…
Một số loại đồ uống: Bia, rượu, cà phê, nước ngọt, nước tăng lực là những thức uống bạn cần tránh sau khi bị trúng thực.
Xem thêm: Bị Đầy Bụng Nên Ăn Gì? 8 Loại Thực Phẩm Nên Ăn
Cách ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm
Trúng thực nhẹ có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và buồn nôn. Tuy nhiên, ngộ độc nặng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là vô cùng quan trọng.
Rửa sạch thực phẩm
Dù bất cứ thực phẩm gì, điều đầu tiên cần làm là rửa sạch trước khi ăn. Nhiều người nghĩ rằng khi gọt vỏ trái cây thì không cần rửa mà có thể ăn liền. Nhưng thực tế là hoàn toàn sai, vi khuẩn từ bề mặt vỏ có thể xâm nhập vào phần thịt trong quả trong lúc chúng ta gọt vỏ.
Vì vậy, trước khi ăn, tất cả các loại thực phẩm đều cần được rửa sạch. Đối với rau củ, bạn có thể dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng lên bề mặt. Đồng thời, hãy vệ sinh kỹ các dụng cụ nấu ăn và không gian bếp.
Đi chợ vào buổi sáng
Một “mẹo” nhỏ cho các bà nội trợ, chính là nên đi chợ vào buổi sáng sớm vì đây là thời điểm thực phẩm còn tươi, sạch. Thực phẩm tươi sạch ngon hơn và hạn chế được nguy cơ bị trúng thực.
Để riêng thức ăn đã nấu chín với thực phẩm sống
Thực phẩm sống chứa nhiều loại vi khuẩn có thể gây hại đến hệ tiêu hoá. Nếu để đồ ăn sống tiếp xúc gần với thức ăn đã nấu chín, điều này sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến trúng thực.
Bảo quản đúng cách
Nhiệt độ thông thường có thể làm thực phẩm hỏng nhanh chóng và gây nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, việc bảo quản thực phẩm đúng cách là rất quan trọng.
Đối với rau củ, sau khi mua về, hãy loại bỏ những phần hỏng, nát và cho vào túi zip, sau đó để trong ngăn mát của tủ lạnh. Còn với thịt và cá, hãy đặt chúng vào hộp kín và bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh. Lưu ý, không nên để thịt cá và rau củ chung một chỗ.
Ăn ngay sau khi nấu
Sau khi nấu chín thức ăn ở nhiệt độ từ 70 – 100°C, các loại vi khuẩn từ thức ăn đã được tiêu diệt, vì vậy ăn ngay sau khi nấu càng sớm càng tốt. Để lâu, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào thức ăn và làm tăng nguy cơ ngộ độc.
Nấu chín thức ăn
Để tránh ngộ độc thực phẩm bạn nên ăn chín, uống sôi. Thực phẩm chỉ an toàn khi được nấu chín. Nhiệt độ nấu phụ thuộc vào từng loại thực phẩm khác nhau, thường từ 60 – 100°C là nhiệt độ chuẩn để làm chín thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn.
Bị trúng thực khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Trúng thực thường không kéo dài quá 48 giờ. Nếu đã trôi qua 2 ngày nhưng tình trạng ngộ độc không thuyên giảm, thậm chỉ ngày một nặng với những triệu chứng nghiêm trọng như: phân có máu, chóng mặt, yếu cơ, đau bụng dữ dội,… hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Hy vọng với những thông tin trên, Đào tạo liên tục Gangwhoo đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi: “Bị trúng thực nên ăn gì?”. Chúc bạn áp dụng thành công và nhanh chóng có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh.